Cách điều chỉnh tiếp điểm đánh lửa (vít lửa) trên xe máy đời cũ

  • 01/12/2020
  •  
     
     
0
(0)

Để động cơ sử dụng hệ thống đánh lửa với tiếp điểm (vít lửa ) hoạt động tốt, một trong những điều kiện quan trọng là tia lửa điện đúng thời điểm.

Những động cơ ngày nay tín hiệu đánh lửa được xử lý bởi bộ điều khiển điện tử chính xác. Nhưng những cỗ máy  thập niên 70, 80, việc điều khiển thời điểm hoàn toàn mang tính cơ khí “thủ công”. Và thực hiện nhiệm vụ này trên xe là bộ tiếp điểm (bộ vít lửa).

Hệ thống đánh lửa điện tử hiện đại chỉ thay thế hoạt động cơ học!

KZ900LTD là một phiên bản của KZ900, phiên bản kế nhiệm của Kawasaki Z1/Z2. Bộ tiếp điểm đánh lửa nằm bên trong nắp đậy phía bên phải của động cơ (nắp có in nổi chữ DOHC trên đó).

Tia lửa điện từ bu-gi đốt cháy hỗn hợp hòa khí tại buồng đốt tạo năng lượng đẩy piston đi xuống. Đó là quá trình tạo cơ năng cho động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu – xăng – trên xe máy và cả ô-tô. Những chiếc xe máy sử dụng động cơ dung tích nhỏ như Honda Super Cup 50 3.7 Hp cho đến động cơ 218 Hp trên CBR1000RR-R, đều trải qua quá trình này.

Thời điểm tạo ra tia lửa điện rất quan trọng. Thởi điểm này giúp đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu. Và quy tắc chung cho thời điểm tốt nhất để tạo tia lửa là ngay trước khi piston đi lên đến “Điểm chết trên” – TDC (Top Dead Center) tại kỳ nén của động cơ. Thời điểm khi Piston tại điểm trên cùng của xy lanh với cả van nạp (xú-páp nạp) và van xả (xú-páp xả) đều đóng được gòi là điểm chết trên của kỳ nén. Và ngay trước khi hỗn hợp được nén kín trong buống đốt, tia lửa điện được sinh ra để điều dẫn piston vượt lên khỏi đỉnh của xy-lanh đi vào vùng cháy nổ của hỗn hợp hòa khí.

Tiếp điểm đánh lửa là bộ phận xác định thời điểm đánh lửa đó.  Vít lửa phổ biến trên xe máy và ô tô trước những năm 1970. Nhưng sau những năm 1980, chúng bắt đầu giảm và biến mất. Sau đó được thay thế bằng hệ thống đánh lửa “không điểm tiếp xúc” với loại Transitor và CDI.

Vít lửa có ưu thế tại thời điểm nó tồn tại bởi không có cơ chế nào khác để xác định chính xác thời điểm đánh lửa với vòng quay nhanh của động cơ. Sau đó, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã mang đến hệ thống điện tử với thiết kế nhỏ gọn hơn và mạnh mẽ hơn. Tín hiệu điện tử nhanh hơn, chính xác hơn và dễ dàng điều chỉnh đã làm cho vít lửa trở nên lỗi thời.

Tuy nhiên, nguyên lý cơ bản vẫn như nhau, ở cả hệ thống đánh lửa bằng tiếp điểm và hệ thống điều khiển bằng mạch điện tử. Vị trí của Piston vẫn được tính toán dựa trên tốc độ vòng quay của trục khuỷu (cốt máy) và trục cam (trục điều khiển van nạp xả) và việc đánh lửa được lựa chọn và thời điểm tối ưu.

Bên cạnh đó, hiện những chiếc xe “cổ” vẫn được sử dụng. Và còn được tìm kiếm, sưu tầm bởi các “biker” yêu thích dòng xe Classic, Vintage. Vì vậy, hiểu được chức năng, cách thức điều chỉnh, bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng vít lửa, bạn vẫn có thể dễ dàng hiểu rõ hệ thống đánh lửa điện tử trên các dòng xe đời mới hiện nay. Đồng thời, có thể tự mình “sở hữu đúng cách” một chiếc xe, cho dù là “xe cổ” hay “đời mới”.

Một số chú ý

  • Động cơ xăng, dù cũ hay mới, đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu do tia lửa điện tại bugi.
  • Tạo tia lửa điện ngay khi Piston vừa đi lên đến TDC – Điểm chết trên của kỳ nén.

Tiếp điểm mở một lần với một vòng quay của trục khuỷu

Các vệt dọc nhìn thấy trong cửa sổ kiểm tra là các dấu căn chỉnh ở phía nắp máy, và chữ “T” nhỏ bên dưới dấu là đế của bộ tiếp điểm, trong đó chữ “T” xac định đỉnh của Piston. Vì hiện tại đã vượt qua dấu “F” xác định thời điểm đánh lửa, tiếp điểm nhìn thấy phía trước cửa sổ kiểm tra đang mở. Và tiếp điểm bên trái (đánh dấu bởi chữa “L”) điều khiển cho bugi 1 và 3.

Chuyển động của tiếp điểm được đồng bộ với trục khuỷu (hoặc trục cam đối với động cơ 4 kỳ) bởi bugi đánh lửa khi Piston nằm ngay trước TDC tại kỳ nén. Điểm tiếp xúc của tiếp điểm mở và đóng để ngắt mạch điện. Vào thời điểm tiếp điểm vừa mở ra, dòng điện cao thế từ cuộn điện được truyền đến bugi để tạo tia lửa điện tại đầu cực bugi.

2 tiếp điểm đóng mở được xác định bởi điểm cố định trên đế bộ tiếp điểm và điểm trên phần gót của tay đòn (được định vị bởi trục khuỷu hoặc trục cam). Điều khiển tay đòn là trục có có hình dạnh “oval” và sẽ có một gối cao, khi gót của tay đòn được nâng bởi đỉnh của gối trục, 2 tiếp điểm sẽ tách rời. (Theo một số nguyên lý về dòng điện mà chúng ta không cần tìm hiểu kỹ ở đây) Tiếp điểm tách rời sẽ ngắt mạch điện và tạo dòng điện cao áp để bugi đánh lửa. Tia lửa điện tốt nhất của bugi là vào đúng thời điểm tùy thuộc vào vị trí của trục và gót tay đòn.

Thời gian đánh lửa khác nhau giữa các động cơ, nhưng trong trường hợp của Kawasaki KZ900LTD được hiển thị ở đây, nó là 20 độ trước TDC ở tốc độ 1.500 vòng/phút và 40 độ ở 2.350 vòng/phút. Lý do tại sao thời điểm đánh lửa trở nên sớm hơn ở chế độ không tải khi tốc độ của động cơ tăng lên là do tốc độ di chuyển của Piston nhanh hơn khi vòng quay tăng và thời điểm nổ cháy tương đối trễ nếu động cơ tiếp tục đánh lửa tại thời điểm gần điểm chết trên.

Để thay đổi thời điểm đánh lửa khi động cơ tăng tốc độ vòng quay, bộ điều tốc được sử dụng, kích hoạt bằng lực ly tâm, hoàn toàn cơ khí. Trong khi đó, với hệ thống đánh lửa bán dẫn, tín hiệu được sử dụng để kiểm soát tốc độ động cơ và thay đổi thời điểm đánh lửa.

Không chỉ điều chỉnh thời điểm đánh lửa với tiếp điểm, còn có thể điều chỉnh thông qua đế của bộ tiếp điểm. Bởi các điểm lắp vít giữ trên đế được tạo rãnh dài để có thể xoay đế với nhưng góc độ nhất định để thay đổi thời điểm. Khi tháo bộ đế ra ngoài, sẽ thấy một phận tăng cường để thay đổi thời điểm đánh lửa phụ thuộc vào tốc độ vòng quay động cơ. Bộ phận tăng cường này là một trục dạng oval để đóng và mở các tiếp điểm.

Một số chú ý

  • Tiếp điểm được đồng bộ với trục khuỷu hoặc trục cam (đối với động cơ 4 kỳ).
  • Tốc độ động cơ càng cao, thời điểm đánh lửa càng sớm.

Tiếp điểm được điều chỉnh qua “khoảng cách tối đa” và “thời gian”


Khe hở giữa 2 tiếp điểm khoảng 0,3 – 0,4 mm và bạn có thể đo bởi thước lá (dụng cụ đo khe hở chuyên dụng), vít được nới lỏng để điều chỉnh. Bạn có thể dùng một số đồ dùng tức thời nếu không có thước lá, tuy nhiên sẽ không chính xác.


Dựa vào dấu căn chỉnh trên nắp động cơ và dấu F trên đế bộ tiếp điểm để chỉnh khớp thời điểm tiếp điểm mở (tạo tia lửa điện).

Với động cơ 4 kỳ trên KZ900LTD, góc trục khuỷu 180 độ, nên Piston 1, 4 và 2,3 ở cùng vị trí. Thời điểm đánh lửa của 1 và 4, 2 và 3 là cùng lúc. Do đó, có 2 bộ tiếp điểm cho 4 Piston này.

Điều chỉnh tiếp điểm căn cứ theo 2 tiêu chí: “Khoảng cách tối đa” và “Thời điểm đánh lửa”. Khoảng cách tối đối đa là khoảng cách mở tối đa của 2 tiếp điểm, khoảng 0,3 – 0,4mm đối với KZ900LTD. Với những dòng xe khác, bạn có thể tham khảo từ nhà sản xuất.

Tiếp điểm di động ở tay đòn có khoảng thời gian đòng mở dựa vào gối cam trên trục ở đế bộ tiếp điểm. Chiều của khe hở cũng xác định thời gian mở tiếp điểm.

Nếu khe hở hẹp hơn giá trị quy định, thời gian đóng sẽ dài hơn, tia lửa tạo thành giữa 2 tiếp điếp điểm sẽ cố gắng tạo nhanh hơn khi 2 tiếp điểm xa nhau, là nguyên nhân làm cho các tiếp điểm cháy nhanh hơn. Ngược lại, nếu khoảng cách quá lớn, thời gian đóng của 2 tiếp điểm quá ngắn, không đủ dòng điện từ cuộn điện, làm tia lửa điện yếu đi.

Khoảng cách giữa trục oval và gót tay đòn tiếp điểm của cần được đo kiểm và điều chỉnh. Nhưng qua thời gian sử dụng, có thể phần gót này sẽ bị mài mòn, việc điều chỉnh khe hở giữa chúng sẽ không còn chính xác. Đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc thay tiếp điểm mới.

Tiếp theo, bản thân tiếp điểm cần được điều chỉnh sao cho các tiếp điểm điểm mở ra tại thời điểm có dấu căn chỉnh trên nắp động cơ khớp dấu “F” trên đế cầu dao, tức là vị trí của đỉnh trục oval. Đế của tiếp điểm và tiếp điểm được ghép nối với các piston # 1 và # 4 và # 2 và # 3, vì vậy hãy điều chỉnh chúng riêng biệt.

Khi bạn xoay trục khuỷu trước hoặc sau trong phạm vi hẹp trước và sau dấu “F”, bạn sẽ quen với việc này và bạn sẽ có thể đánh giá trực quan thời điểm khớp khi dấu F và các điểm tiếp xúc mở ra. Tuy nhiên, nó có thể bị lệch do ma sát giữa gối cam và gót tay đòn, vì vậy hãy sử dụng đèn chuyên dụng để xác định chính xác.

Để kiểm tra thời điểm đánh lửa cho số 1 và 4, hãy gắn dây đèn kiểm tra vào dây cắm số 1 hoặc 4, khởi động động cơ và chiếu sáng dấu căn chỉnh trên nắp động cơ. Đèn sẽ nhấp nháy cùng lúc với bugi đánh lửa, vì vậy nếu điều chỉnh chính xác, bạn sẽ thấy dấu F trên đế cầu dao dừng ở vị trí dấu căn chỉnh khi đèn nháy.

Nếu 2 dấu không khớp nhau, bạn cần điều chỉnh lại để đạt đúng thời điểm. Bởi nếu thời điểm đánh lửa không chính xác, một số ảnh hưởng đến động cơ bạn sẽ dễ dàng nhận thấy như động cơ bị “yếu đi”, rung và tạo tiếng kêu, tăng tốc kém, nóng quá mức,…


Nếu bạn sở hữu một chiếc xe với hệ thống vít lửa, bạn sẽ muốn có đèn kiểm tra đánh lửa (Timing light).


Ngay cả khi ở chế độ không tải, đế bộ tiếp điểm cũng sẽ quay với tốc độ rất nhanh để bạn có thể kịp kiểm tra các dấu hiệu. Nhưng khi bạn chiếu đèn nó, đèn sẽ nhấp nháy khi dòng điện chạy qua các bugi. Do đó, các dấu và chữ cái dường như dừng lại, và dấu F từ 1 đến 4 khớp với dấu phù hợp trên phía động cơ. Vì vậy, chúng ta có thể đánh giá thời điểm đánh lửa đúng của động cơ.

Một số chú ý

  • Tiếp điểm điều chỉnh khe hở và thời điểm đánh lửa.
  • Đèn kiểm là cần thiết để xác nhận thời điểm đánh lửa chính xác.

Nhấp vào đây để xem dèn kiểm tra đánh lửa SP TAKEGAWA : Timing Light

Webike

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

Tags:

XU HƯỚNG BIKER

Return Top