Hệ thống đánh lửa kiểu vít lửa: kiểm tra và phục hồi
- 28/01/2020
Nếu bạn sử dụng một chiếc xe “cổ điển”, hệ thống đánh lửa kiểu vít lửa là thông thường. Và đôi khi bạn gặp những sự cố với hệ thống này. Cùng Webike lướt qua cách xử lý cơ bản đối với những “phiền phức”.
Sự cố của hệ thống đánh lửa dạng vít thường do Tiếp điểm. Tiếp điểm hoạt động thay đổi dòng điện bằng cách “đóng và mở”. Nếu bạn hiểu về hệ thống đánh lửa kiểu vít lửa, bạn sẽ dễ dàng khắc phục. Và đặc biệt, hiện nay, bạn khó có thể đặt mua một bộ tiếp điểm và tụ điện mới dành cho hệ thống này.
1- Tiếp điểm bị hỏng / mòn là một nguyên nhân
Tiếp điểm thường bị dơ do dầu nhớt. Bề mặt tiếp điểm bị dính dầu nhớt có thể bị cháy, làm ngắt mạch. Hiện tượng một số vấn đề khi chạy không tải hoặc tăng tốc.
Xử lý việc này đơn giản bằng “giấy nhám” loại mịn. Mở tiếp điểm tại vị trí mà gối tiếp điểm không phải đang ở trên gối Cam. Có thể kiểm tra bằng ngón tay, nếu tiếp điểm bị cháy hoặc thô ráp, sử dụng giấy nhám để vệ sinh và làm mịn lại tiếp điểm.
2- Nguyên nhân tiếp điểm bị mòn
Các tiếp điểm thông thường không bị mòn đến mức gây ra vấn đề vận hành của động cơ. Việc này, rất nhiều khả năng là do tụ điện. Trên thực tế, tụ điện hỏng thường gây ra mòn các tiếp điểm.
Ngoài trường hợp hỏng thông thường do các thành phần bên trong, điện dung bên trong tụ thay đổi do nhiệt độ cũng dẫn đến tình trạng quá tải gây hư hỏng.
Trong một số trường hợp, phần gối của tiếp điểm cũng có thể bị mòn, không đảm bảo khoảng cách tối thiểu của tiếp điểm. Để tránh tình trạng này, có hể sử dụng một ít mỡ bôi trơn để giảm thiểu sự mài mòn cho gối.
3- Kiểm tra tụ điện
Trước tiên, bạn nên khởi động và để ở chế độ không tải. Kiểm tra tiếp điểm bằng trực quan. Tiếp điểm đóng mở xen kẽ. Một tia điện nhỏ giữa tiếp điểm đi kèm với âm thanh nhỏ sẽ là một việc bình thường. Nếu tia lửa điện xuất hiện với âm thanh lớn, có thể tụ điện đã ở “thời kỳ cuối”.
Bạn có thể kiểm tra tiếp điểm bằng cách nhìn qua các lỗ trên nắp đậy bộ “mâm lửa” đối với các loại động cơ sử dụng cuộn lửa dạng “Outer Rotor”.
Nhiều triệu chứng khó chịu xuất hiện đối với động cơ thông thường xuất phát từ hoạt động không đúng của tụ điện. Khi động cơ mát, không có vấn đề, khi động cơ nóng lên, hoạt động khó chịu, bạn nên xem xét đến khả năng vận hành của tụ điện.
Bạn nên kiểm tra tụ điện với dụng cụ chuyên dụng. Bằng trực quan thông thường khó xác định chính xác tụ còn đủ điều kiện hoạt động hay không.
4- Bảo dưỡng thường xuyên
Hệ thống đánh lửa kiểu vít lửa thường được sử dụng với các loại xe sản xuất thập niên 70, 80. Hệ thống đơn giản, nhưng đòi hỏi cần được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động chính xác. Nếu không kiểm tra và bảo dưỡng, các tiếp điểm bị dơ, mòn có thể gây những sự cố khó chịu và làm hư hỏng tụ điện.
Sở hữu một chiếc xe máy kiểu “cổ” với hệ thống đánh lửa kiểu vít lửa đòi hỏi bạn phải yêu thích, và biết xử lý một số vấn đề về kỹ thuật động cơ. Việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên giúp bạn tránh những sự cố khó chịu trong quá trình vận hành.
Ngày nay, hệ thống đánh lửa CDI hoặc bán dẫn đã thay thế gần như hoàn toàn kiểu vít lửa. Và để mua một bộ vít lửa mới, cũng là việc khó khăn. Vì vậy, việc kiểm tra bảo trì sẽ giúp bạn giữ cho hệ thống đánh lửa của chiếc xe “cổ” hoạt động lâu bền.
Bạn có thể đặt mua các phụ tùng chính hãng của hệ thống đánh lửa tại: https://shop.webike.vn/bm/top/ignition-parts/1140/
Webike Việt Nam
Tags: bảo dưỡng xe máyhệ thống đánh lửavít lửaxe cổ điểnxuan 2020xuan mau ti-
- [Ý tưởng phục hồi] Cách dễ dàng lắp khung lên trên động cơ
- Hướng dẫn chọn xích xe Non-seal, O-ring hay X-ring cho xe của bạn
- Làm sao để đánh bay các vết rỉ sét trong bình xăng xe máy
- TOP 11 loại lốp xe tốt nhất dành cho bản độ Cafe Racer
- Sự khác biệt giữa hệ thống làm mát bằng dầu, nước, không khí xe máy
-
Bộ sưu tập HONDA 400cc thập niên 70
28/10/2020