Bobber và phong cách “độ” xe kiểu Mỹ
- 23/03/2019
Bobber là một trong những thể loại “độ” xe được ưa chuộng trên thế giới. Tại Mỹ, Bobber thể hiện cho một “nền văn hóa” trong cách sở hữu và sử dụng những cổ máy 2 bánh.
Hiện nay, ở Việt Nam, Bobber là một trong 3 phong cách rất được ưa chuộng. Ngoài caferacer và tracker, đang hấp dẫn các bạn trẻ. Bobber là một thể loại mà những ai thích thể hiện cá tính riêng đang tìm hiểu.
Để hoàn thành một phiên bản Bobber đúng “chất”, hãy cùng nhìn qua những nét cơ bản về thể loại Bobber. Nắm bắt những yếu tố cơ bản để thực hiện hoàn hảo một Chiếc Bobber cho riêng bạn.
Những năm sơ khai
Thể loại hay đúng hơn là công việc điều chỉnh “cơ thể” chiếc xe 2 bánh – Bob-job đã xuất hiện từ cuối những năm 1920 tại Mỹ. Và người Mỹ đặt tên nó là “Cut Down”. Chiếc xe làm nền tảng cho thể loại “Cut Down” là chiếc Harley Davidson (HD) dòng J với động cơ V-Twin.
Việc này thực chất là việc tạo một “ngoại hình” hiện đại và nâng hiệu suất cho chiếc HD J-seria đã già cỗi.
Chiếc Harley Davidson dòng J, sản xuất năm 1929
Chiếc HD J sẽ được bỏ đi chiếc dè chắn bùn trước. Chiếc dè sau được cắt ngắn. Tất cả các chi tiết không cần thiết sẽ được tháo đi. Chiếc xe trở nên rất nhẹ nhàng.
Công việc khó khăn hơn của “Cut Down” là điều chỉnh lại bộ khung chính. Yên xe được hạ thấp và khoảng cách 2 trục bánh xe được thu ngắn lại. Một đường chéo được hình thành từ cổ lái đến trục bánh sau. Ngoại hình chiếc HD lúc này hoàn toàn thấp, và ngắn hơn chiếc xe nguyên bản.
Công việc “Bob-job – Cut down” thời kỳ ban đầu
Năm 1933, Hiệp hội xe máy của Mỹ – American Motorcyclist Associate – AMA giới thiệu giải đua hạng C. Bao gồm những cổ máy thuộc danh mục được phê chuẩn. Và điểm đạt được có thể sử dụng để nâng hạng ở giải quốc gia. Phân hạng này trở thành nguồn cảm hứng phát triển thể loại Bob-job. Những giải đua như Indian Daytona Scout hay Harley Davidson WLDR – WR được hưởng ứng cuồng nhiệt.
Một trong những cổ máy tham gia phân hạng C của AMA
Từ đó, những người đam mê động cơ và tốc độ đã cố gắng thực hiện công việc Bob-job cho chính chiếc xe của mình. Tuy nhiên, với trình độ và khả năng lúc bấy giờ, những chiếc xe được “custom” lại trông rất ảm đạm, không bắt mắt. Hầu như chỉ tối giản, làm nhẹ nhất có thể và tăng cường công suất động cơ.
Nước Mỹ những năm Thế chiến thứ 2
Thế chiến thứ 2 đã làm thay đổi rất nhiều về văn hóa của người Mỹ. Phụ nữ Mỹ nhận thấy họ phải đảm nhận nhiều vai trò mới. Và là trụ cột của gia đình khi hầu hết những chàng trai phải nhập ngũ để phục vụ trong các chiến dịch quân sự khắp châu Âu và Thái Bình Dương.
Nền công nghiệp tại Mỹ đòi hỏi phải thay đổi theo các cuộc chiến để thúc đẩy kinh tế. Các nhà máy thép trở thành biểu tượng trên khắp các thành phố. GM, Ford, Chrysler đều xây dựng xưởng và nhà máy mới để phục vụ nhu cầu quá lớn về sắt thép. Phân bố dân cư tại các đô thị được thay đổi theo những xưởng mới được nổi lên. Xe máy 2 bánh lúc này trở nên khá phổ biến tại Mỹ.
Sự thay đổi là một hằng số sau mỗi cuộc chiến. Những người đàn ông Mỹ cứng cõi trở về sau thời gian dài chìm đắm trong những trận đánh ở trời Âu. Họ đã thấm đẫm những phong tục nơi xứ người. Và họ đã đem về nước Mỹ những ý tưởng rất mới và đầy thú vị. Từ cách ăn mặc, cho đến những chiếc xe họ sử dụng.
Sau thế chiến, cùng với sự phát triển của Hot-Rods (một thể loại tinh chỉnh cho xe ô-tô), Bob-job phát triển với sự nâng cao về tính trang trí. Mạ chrome, sơn Metal-flake (kỹ thuật sơn giúp bề mặt tạo những ánh phản quang lấp lánh), sơn kiểu vẽ chi tiết – pin striping, kỹ thuật bọc da từ Anh Quốc,… là những công đoạn giúp chiếc xe thật nổi bật.
Sự thay đổi về văn hóa trong công việc Bob-job
Những người lính Mỹ, với kỹ thuật cao trong lĩnh vực cơ khí và kim loại, đã tinh chỉnh cho chiếc xe của mình thật sự nổi bật và độc đáo. Nhẹ, gọn gàng là những khía cạnh nổi bật của những cổ máy di chuyển trên những con đường trước “nhà hát của những giấc mơ” ở châu Âu. Và phong cách đó cũng di chuyển đến đất Mỹ bởi những người lính trở về từ chiến trận. Không chỉ làm cho chiếc xe nhẹ hơn, mà họ còn làm sao để nó nhanh hơn.
Những chiếc xe Harley và Indian của Mỹ thời bấy giờ rất nặng nề, cả trọng lượng và hình dáng. Và tất cả những gì không cần thiết trên chiếc xe mà có thể bỏ đi, miễn là có thể làm cho nó nhẹ hơn để nâng cao tốc độ, thì được tháo bỏ. Dè chắn bùn, các đèn, kính chiếu hậu,… Và các chi tiết khác cũng được tinh chỉnh, hoặc làm lại bằng các loại vật liệu khác để cho nhẹ hơn. Những chiếc HD và Indian trở nên nhẹ nhàng hẳn đi. Những chi tiết trông rất bồng bềnh. Và họ đã tạo thành một phong cách gọi là “Bobber” cho đến ngày nay.
Kenneth Howard với chiếc Indian
Năm 1946, Kenneth Howard bắt đầu tinh chỉnh cho chiếc chiếc xe của ông tại Indian Scout. Với màu sơn hoang dã, một chiếc bình nhiên liệu nhỏ hơn, tay lái được nâng cao và chiếc ống xã được nâng lên cao ở phần đuôi. Phong cách “độ xe” này đã trở thành tiêu chuẩn mới cho thể loại Bob-job. Nó nhanh chóng phổ biến. Từ những chiếc xe để trưng bày cho đến những chiếc xe sử dụng hằng ngày. Kenneth cũng chính là người thành lập nhãn hiệu thời trang Von Dutch khá nổi tiếng.
Trong những năm của thập niên 50 và 60, Bobber được phát triển theo nhiều hướng. Một số được thực hiện dành cho những buổi trình diễn, trưng bày xe máy. Một số khác đi theo các hình thức của những nhóm, câu lạc bộ chơi xe theo phong cách riêng. Một số khác chỉ để tham gia những cuộc đua tốc độ hơn kém trong tíc tắc – “drag racing”. Và một số còn lại đơn giản chỉ muốn tiếp nối những cảm hứng từ phân hạng C những năm 30.
Bobber hiện đại
Trước thập niên 90, Bobber là thị hiếu thẩm mỹ của những chủ sở hữu một chiếc HD hay Indian. Họ thực hiện nó tại nhà, chỉ cho riêng họ. Không một phiên bản nào được thương mại, bán rộng rãi.
Đến cuối những năm 1990, vì sự phổ biến của Bobber. Những nhà sản xuất thương mại cũng nhận thấy được một thị trường đầy tiềm năng từ Bobber. Những cái tên như Harley Davidson hay Honda đã vào cuộc.
Những phiên bản thương mại từ nhà máy được bán rộng rãi khắp thế giới. Công việc Bob-job được rút gọn với cái tên Bobber phổ biến hơn. Một phong cách của những người “mê xe” Mỹ được hồi sinh sau thập niên 70, 80. Những năm 1960 đến 1980, là thời đại của những chiếc “motorcoss” và những chiếc xe “racing” từ những thương hiệu đinh đám như Honda, Yamaha, Kawasaki, Suzuki, Moto Guzzi, MV Agusta, Huqvarsna,… Những chiếc xe dễ điều khiển và tốc độ cao, và đặc biệt là giá rẽ hơn.
Sự hồi sinh rất mạnh mẽ trên đất Mỹ, và cả ở những châu lục khác. Ngay cả châu Âu. Bởi dường như Bobber không chỉ “chất”, mang phong cách của tự do. Mà Bobber còn thể hiện một hình ảnh của nước Mỹ đang trở thành niềm mơ ước của nhiều người.
Phong cách Bobber tối giản. Liên quan đến một thể loại tương tự: Chopper
Ngày nay, bobber cũng phổ biến như thể loại caferacer, hay tracker trong thể loại “độ – chế” xe máy. Nó thể hiện cả tính nghệ thuật và kỹ năng trong lĩnh vực kim loại, cơ khí. Để hoàn thành một phiên bản Bobber, công việc không đơn giản chỉ cần bạn là một kỹ sư động cơ. Nó đòi hỏi người thực hiện am hiểu về động cơ. Phải nắm rõ cấu tạo khung sườn. Phải có kiến thức trong lĩnh vực cơ khí, kim loại. Và đặc biệt, bạn cần phải có một “con mắt nghệ thuật”.
Để tham gia một buổi trưng bày, những “nghệ nhân” sẽ phục dựng chiếc Bobber như những gì vốn là bob-job. Nhưng để di chuyển hợp pháp và an toàn trên đường phố, chiếc Bobber cần một số các chi tiết thiết yếu.
Những chi tiết như đèn, dè trước được sử dụng lại. Tuy nhiên, với con mắt thẩm mỹ, cùng tay nghề và những vật liệu phù hợp, chiếc Bobber vẫn đủ “chất” và vẫn đảm bảo di chuyển an toàn trên đường.
Phong cách Bobber từ Nhật Bản
Và ở Việt Nam
Nếu không thể tự làm được những chi tiết phụ tùng bắt mắt, hoặc bạn không thể tìm một xưởng hay một người thợ lành nghề. Bạn có thể tự mua những phụ tùng chất lượng Nhật Bản. Với kiểu dáng hấp dẫn, đúng “chất” cho chiếc Bobber sắp hình thành của bạn. Tất cả đều có tại webike.vn: https://shop.webike.vn/en/
Webike.vn
Nguồn: Internet, TNT Custom
Tags: bobbercổ điểnHarleyphong cách-
Bộ sưu tập HONDA 400cc thập niên 70
28/10/2020