Đội ngũ trong một đội đua Moto GP gồm những ai?

  • 28/10/2019
  •  
     
     
0
(0)

Các đội đua MotoGp vào những thập niên 70 chỉ tầm khoảng 8 thành viên nhưng hiện nay con số thành viên đã tăng lên khá nhiều. Vậy công việc của họ là gì trong một đội đua?

Bên cạnh việc chỉ tập trung vào đua xe, các đội đua cần phải có những hoạt động bên lề để thu hút nhà tài trợ, vì thế nguồn nhân lực cũng tăng lên. Hiện nay một đội đua GP đầy đủ có khoảng 50 thành viên, lớn hơn nhiều so với con số 8 thành viên trong lịch sử

1. Giám đốc đội đua (Team Director)

Đây là nhân vật có chức vụ cao nhất trong một đội đua. Thông thường những đội đua nhà máy như Repsol Honda Team, Suzuki Ecstar Team… mới có vị trí này, họ là những nhân vật cấp cao của những công ty con chuyên về đua xe. Những hãng lớn như Yamaha hay Honda luôn có công ty con phụ trách mảng đua xe như HRC (Honda Racing Corporation), YRC (Yamaha Racing)… Ảnh: Motorsport.

2. Quản lí đội đua (Team Manager)

Họ là người đưa ra những quyết định liên quan đến đội đua như cách phát triển và chiến lược đua, quảng cáo đội đua, kí hợp đồng với nhà tài trợ… Quản lí đội đua có quyền lực chỉ sau giám đốc đội đua. Ảnh: Naikmotor.

3. Kỹ sư trưởng (Technical Manager)

Kỹ sư trưởng quản lí và chịu toàn bộ trách nhiệm về chiếc xe và tay đua. Họ là người nghiên cứu và phát triển các mẫu xe đua từ khi còn ở nhà máy, đưa ra các kế hoạch thử nghiệm cũng như khả năng của các tay đua. Hầu hết kỹ sư trưởng là thành viên của các công ty con chuyên về xe đua. Ảnh: Motogp.

4. Điều phối viên (Co-ordinator)

Nhiệm vụ của điều phối viên tuy đơn giản nhưng nếu không có thì đội đua sẽ gặp không ít rắc rối. Họ có nhiệm vụ giao tiếp với các thành viên trong đội đua nhằm sắp xếp các công việc hợp lí, họ còn hỗ trợ việc di chuyển của đội giữa các chặng với nhau. Ảnh: KTM Factory.

5. Trưởng đoàn (Crew Chief)

Mỗi tay đua sẽ có đội ngũ riêng và người đứng đầu là trưởng đoàn. Nhiệm vụ của họ khá phức tạp bao gồm nói chuyện với tay đua và kỹ sư trưởng để tạo ra một chiếc xe hoàn hảo nhất, kiểm tra mọi thứ trên xe và đảm bảo tất cả đều hoàn hảo, lên chiến thuật cho chặng đua… Ảnh: Motogp.

6. Chuyên viên phân tích số liệu (Data Engineer/Analyst)

Người làm ở vị trí này đảm nhận công việc phân tích tất cả dữ liệu được ghi lại từ các thiết bị trên xe. Họ là người nắm được toàn bộ thông tin về động cơ, tốc độ tối đa, nhiệt độ và áp suất lốp… Chuyên viên phân tích số liệu sẽ nói chuyện với trưởng đoàn và tay đua để đưa ra các tinh chỉnh sao cho phù hợp với chặng đua. Ảnh: Repsol.

7. Chuyên viên động cơ (Engine Management Engineer)

Nhiệm vụ của chuyên viên động cơ tất nhiên sẽ liên quan đến phần động cơ, họ là người kiểm tra động cơ trước khi được sử dụng, thay thế các bộ phận trên động cơ, quản lí tất cả động cơ của đội đua trong suốt mùa giải. Moto GP không cho phép tháo động cơ ra bảo trì trừ trường hợp động cơ bị hỏng. Ảnh: Motorsport.

8. Chuyên viên kỹ thuật (Mechanic)

Một đội đua sẽ có khoảng 5 chuyên viên kỹ thuật, mỗi người sẽ đảm nhận việc kiểm tra một bộ phận khác nhau trên xe như giảm xóc, hộp số, khung sườn… Chuyên viên kỹ thuật là người trực tiếp thay thế và vệ sinh các bộ phận sao cho đảm bảo tất cả đều hoạt động mượt mà và không gặp sự cố về kỹ thuật. Ảnh: Pecinogp.

9. Đội ngũ y tế (Hospitality)

Đua xe là môn thế thao tốc độ đầy gây cấn nhưng cũng rất nguy hiểm. Bên cạnh đội y tế của ban tổ chức, mỗi đội đua cũng có riêng một đội ngũ y tế. Nhiệm vụ của họ là theo dõi và điều trị khi tay đua bị chấn thương, cũng như theo dõi sức khỏe và quản lý chế độ ăn uống của tay đua.

10. Đội ngũ Marketing:

Tuy không liên quan nhiều đến việc đua xe nhưng đội ngũ này quyết định khả năng sống còn của đội đua. Đội ngũ marketing sẽ đưa ra các chiến lược nhằm thu hút các nhà tài trợ, và đây cũng chính là yêu cầu duy nhất của đội ngũ này. Ảnh:Zabiker.

Theo Zing

 

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

Tags:

XU HƯỚNG BIKER

Return Top