Mũ bảo hiểm đạt chuẩn giúp hạn chế những chấn thương gì?

  • 18/07/2020
  •  
     
     
5
(1)

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ giúp làm giảm tác động chấn thương 69% lên vùng mặt và đầu và giảm 42% nguy cơ gây tử vong do tai nạn giao thông.

Những vị trí chịu tác động chấn thương khi gặp tại nạn

Theo Cục an toàn giao thông Mỹ (NHTSA) thu thập cho thấy khu vực cằm là nơi chịu tác động chấn thương nhiều nhất lên đến 34,6%. Trong đó, ở phía bên phải khu vực cằm là19,4 % . Ở phía bên trái khu vực cằm là 15,2 %.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn giúp đầu hạn chế những chấn thương gì?

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn có cơ chế bảo vệ ra sao?

Mũ bảo hiểm giúp cho người bị tai nạn giảm được nguy cơ chấn thương nặng ở vùng đầu và sọ não bằng cơ chế giảm sự tác động mạnh va đập lên vùng đầu. Ngoài chức năng bảo vệ cho hộp sọ và não bộ thì mũ bảo hiểm còn giúp hạn chế tối thiểu tổn thương vùng xương mặt.

Mũ bảo hiểm thế nào là an toàn?

Mũ bảo hiểm có những cấu tạo như sau:

Phần vỏ mũ

Đây chính là phần cứng bọc bên ngoài của mũ bảo hiểm. Vỏ mũ giúp cho việc phân bổ lực va đập đều trên diện tích mũ với mục đích giảm lực tác động đến phần đầu. Thường thì đối với vỏ mũ đạt chuẩn sẽ được làm tự nhựa ABS nguyên sinh. Còn các dòng mũ bảo hiểm cao cấp được làm tự sợi thủy tinh hay sợi carbon.

Phần xốp mũ

Xốp mũ có tác dụng hấp thụ và triệt tiêu toàn bộ lực truyền từ vỏ mũ tới. Ngoài ra xốp mũ còn có tác dụng cố định mũ vào phần đầu của người đội. Xốp mũ bảo hiểm an toàn thường được làm từ xốp EPS.

Phần dây đeo

Đây là bộ phận có chức năng giữ mũ vẫn còn nguyên trên đầu khi xảy ra tai nạn. Dây đeo qua cằm nối 2 bên phần của vỏ mũ với nhau. Dây đeo qua cằm và cổ cần được sử dụng đúng cách để giữ cho phần mũ không bị tuột khi gặp tác động va đập. Dây đeo thường được làm từ vải sợi chống sờn rách. Khóa mũ làm bằng nhựa cứng.

Phần kính

Kính có tác dụng chắn gió, cản bụi và côn trùng. Ngoài ra một số loại kính mũ bảo hiểm còn có công dụng là chống lóa và tia UV. Kính thường được làm từ Mica hay nhựa trong suốt có chất liệu khó vỡ, có độ đàn hồi làm tăng khả năng quan sát không bị mỏi mắt khi tham gia giao thông.

Khối lượng của mũ không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu. Mũ cho trẻ em: không quá 1,2 kg đối với mũ che cả hàm và 0,8 kg đối với mũ che nửa đầu.

Việc lựa chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách sẽ giúp cho chiếc mũ phát huy tác dụng tối đa của mình.

Cách lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn giúp đầu hạn chế những chấn thương gì?

Cách đội mũ bảo hiểm

>>>Mũ bảo hiểm xe máy ra đời như thế nào, bạn có biết?

Để hiểu rõ hơn về các thương hiệu cũng như các chứng nhận đạt chuẩn trên mũ bảo hiểm bạn có thể xem bài viết sau:

>>> Kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm toàn tập dành cho biker Việt

Webike

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 5 / 5. Số bình chọn: 1

Không có bình chọn nào!

Tags:

XU HƯỚNG BIKER

Return Top