Kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm toàn tập dành cho biker Việt

  • 03/08/2019
  •  
     
     
0
(0)

Liệu những chiếc mũ bảo hiểm mà bạn đang sử dụng để tham gia giao thông có thật sự tốt? Webike.vn xin chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm chất lượng và phù hợp với bạn nhất.

Việc tham gia giao thông của người Việt Nam đã không thể thiếu những chiếc mũ bảo hiểm. Việc lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng tốt sẽ giúp biker cảm thấy an tâm hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mũ bảo hiểm an toàn và hữu ích.

Lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp theo nhu cầu

Khi bạn muốn bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua mũ bảo hiểm cho bản thân, bạn cần chọn cho mình dòng mũ bảo hiểm nào phù hợp với sở thích và với cách đi xe của bản thân. Hiện tại trên thị trường Việt Nam, một số loại mũ bảo hiểm đang sử dụng phổ biến có thể kể đến như sau:

+ Mũ bảo hiểm Fullface: Loại này rất được ưa chuông bởi dân chơi xe phân khối lớn vì nó có sức bảo vệ cao nhất trong 5 loại, nhưng giá của nó rất đắt và cồng kềnh và đặc biệt dễ bị mất cắp.

+ Mũ bảo hiểm nửa đầu (mũ bảo hiểm 1/2): rất được ưa chuộng, vì tính gọn nhẹ không gây mỏi cổ khi tham gia giao thông.

+ Mũ bảo hiểm hở mặt (mũ bảo hiểm 3/4): Bao trùm toàn bộ phần sọ, nhưng phía trước mặt không che chắn. Loại mũ bảo hiểm này cá tính và thích hợp cho những ai đi dòng xe café racer hay track.

+ Mũ bảo hiểm lật cằm (flip-up): Loại mũ này gần như bao trùm nguyên đầu như nón full face, nhưng mặt trước có thể lật lên được.

+ Mũ bảo hiểm xe cào cào (mũ bảo hiểm off-road/motocross hay Enduro): là loại mũ bảo hiểm tập trung bảo vệ phần cằm và lưỡi cho các tay lái mô tô đam mê xe cào cào và mạo hiểm. Riêng loại Enduro thì có phần kính tích hợp sẵn tiện lợi cho người dùng.

Tùy theo sở thích cũng như công năng của từng loại, bạn có thể chọn cho mình 1 trong 5 loại mũ bảo hiểm kể trên. Với kinh nghiệm cá nhân, việc chọn 1 chiếc mũ bảo hiểm vừa có thể đi xa vừa có thể đi trong thành phố thoải mái mà không gây cản trở hay khó khăn cho người dùng là loại mũ bảo hiểm 3/4. Loại này có khả năng bảo vệ ở mức tốt đảm bảo giảm thiểu các chấn thương hay lực tác động lên phần lớn đầu của bạn.

Những loại mũ bảo hiểm được tích hợp kính chắn gió che hết khuôn mặt hoặc nữa khuôn mặt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức bởi gió, nắng hay bụi đường hoặc các vật thể, côn trùng bay vào mắt. Vì những mắt kính thông thường cũng không thể bảo vệ mắt bạn hoàn toàn trước những tác nhân bên ngoài khi chạy xe.

Lựa chọn mũ bảo hiểm theo thương hiệu và chứng nhận

Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều thương hiệu mũ bảo hiểm đến từ khắp nơi trên Thế Giới, ví dụ như: AGV, LS2, YOHE, SHARK,… Nói chung, về lựa chọn thương hiệu mũ bảo hiểm thì người dùng nên chọn các thương hiệu có tên tuổi để sản phẩm mà chúng ta chọn là tốt nhất.

Bên cạnh đó, không chỉ quan tâm về kiểu dáng và thương hiệu, bạn cũng cần phải biết về các tiêu chuẩn chứng nhận của sản phẩm như sau:

+ Chứng nhận D.O.T (Department of Transportation): Được quản lý bởi Cục An Toàn Giao Thông Quốc Gia (Mỹ), đây là một trong những tiêu chuẩn thịnh hành nhất trên thế giới. Những sản phẩm được thông qua đã trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt như:

  • Thả nón vào mặt phảng với độ cao 1.83m.
  • Thả nón vào bề mặt hình cầu với độ cao 1.83m.
  • Tác động vào 2 bên của mũ.
  • Kiểm tra độ bền với 136kg liên tục trong 120 giây.

Những chiếc mũ bảo hiểm sẽ được thử nghiệm và kiểm tra 2 lần để đảm bảo những chiếc mũ mà chúng ta đang đội có thể chịu được nhiều lần va đập khi sử dụng.

+ Chứng nhận Snell: Snell là tên một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiêm cứu, phát triển các tiêu chuẩn an toàn cho mũ bảo hiểm. Kể từ 1957 đến nay, Snell trở thành một trong những tiêu chuẩn thịnh hành sau D.O.T ở Mỹ và trên toàn thế giới. Những chiếc nón được thông qua chứng nhận Snell thường là những chiếc nón cao cấp và thường được sử dụng trong các giải đua mô tô trên toàn thế giới.

Sự khác biệt giữa Snell và DOT nằm ở chỗ:

  • Snell là tổ chức phi lợi nhuận, còn DOT là tổ chức của chính phủ.
  • DOT là tiêu chuẩn bắt buộc phải có trên các nón bảo hiểm và Snell là tiêu chuẩn được bổ sung thêm sao khi trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
  • Snell thường làm việc với các nguyên mẫu từ nhà sản xuất để giúp các sản phẩm được tốt hơn cho người dùng.

Cách kiểm tra của Snell luôn đuộc thay đổi sau mỗi 5 năm 1 lần và hiện tại thì đang là tiêu chuẩn M2015 với các thử nghiệm sau:

  • Snell sử dụng nhiều loại đe có hình dáng khác nhau để kiểm tra, thường sử dụng 5 loại thay vì 2 loại như D.O.T
  • Kiểm tra độ bền với nhiều độ cao khác nhau.
  • Ngoài ra, Snell còn thử độ bền với phần phía trước của nón thay vì chỉ 2 bên của nón như D.O.T
  • Thử khả năng bảo vệ mắt của kính bằng súng hơi bắn đạn chì.

+ Chứng nhận ECE: Đây là chứng nhận mà ít nhiều người biết đến khi lựa chọn sản phẩm an toàn cho chính bản thân mình và gia đình. ECE hiện tại mới nhất là chuẩn R22.05 là một trong những tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới với 50 quốc gia thông qua và áp dụng. Không chỉ có thế, nó còn được công nhận bới các tổ chức đua xe trên thế giới.

Các bài thử nghiệm của ECE luôn được cập nhật thường xuyên, bạn có thể hiểu rằng ECE là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn D.O.T và Snell, kèm theo đó là bổ sung thêm một số bài kiểm tra khác như:

  • Kiểm tra khả năng hấp thu lực tác động của mũ bằng việc thả rơi lên bề mặt phẳng.
  • Kiểm tra độ bền của dây quai nón bảo hiểm.
  • Kiểm tra lực kéo lên dây quai với 1 lực khoảng 300kg.
  • Thử nghiệm độ mài mòn của nón.
  • Thử nghiệm độ biến dạng với 1 lực khoảng 68kg.
  • Các bài kiểm tra về độ bền của kính bảo vệ của nón.

Với những bài kiểm nghiệm như thế này, một nhà sản xuất muốn sản phẩm mình được chứng nhận thì họ phải gửi khoảng 50 nguyên mẫu của mẫu nón cho một bên thứ 3 để kiểm nghiệm trước khi tung ra thị trường. Ngoài ra, các tiêu chuẩn được cập nhất gần như liên tục và ECE cứ 5 năm 1 lần họ công bố những tiêu chuẩn mới về nón bảo hiểm.

Lựa chọn kích thước mũ bảo hiểm đúng với size đầu mỗi người

Tương tự như việc bạn đi mua áo hay quần để mặc, bạn lựa quá size quá nhỏ sẽ không thể mặc được hoặc nếu bạn có cố mặc thì cũng không thật sự thoải mái. Mũ bảo hiểm cũng vậy, theo kinh nghiệm cũng như khuyến cáo từ các nhà nghiên cứu và sản xuất, bạn nên lựa cho mình một chiếc mũ vừa với đầu của bạn. Mũ bảo hiểm nên ôm sát đầu, không quá chật giúp cho bạn thoải mái trên những cung đường dài.

Ngoài ra, khi đội mũ bảo hiểm, bạn nên thử lắc phần đầu, nếu mũ không nhút nhít thì đó là chiếc mũ phù hợp với kích thước đầu của bạn. Còn nếu có, bạn nên lựa một size nhỏ hơn một chút. Nếu bạn mua mũ bảo hiểm online thì sao? Cũng đơn giản, bạn chỉ việc lên trang web của một hãng bạn thích, tìm đến chiếc nón yêu thích của bạn và xem size nón. Bạn lấy một thước dây đo chu vi đầu của bạn (vị trí đặt thước là trên lông mày nhé). Sau đó bạn chỉ việc order size đúng với size đầu của bạn là xong.

Nhưng có một số dòng mũ bảo hiểm của chung 1 hãng lại khác về size 1 chút, ví dụ với hãng LS2, dòng FF396 mình đội vừa với size XL. Nhưng với dòng MX436 mình lại đội vừa với size XXL. Tốt nhất bạn nên có 1 cái mũ mẫu để thử và chọn cho phù hợp.

Hi vọng kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm toàn tập dành cho biker trên đây sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc mũ bảo hiểm thật tốt và phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn tại Webike.vn những chiếc mũ bảo hiểm đẹp nhất của tất cả các thương hiệu nổi tiếng trên Thế Giới.

Webike.vn – Tổng hợp 

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top