Lốp xe thông dụng

  • 03/02/2019
  •  
     
     
0
(0)

Lốp xe thì được sử dụng nhiều chức năng hơn chỉ là bảo vệ phần vành xe. Dưới đây là một số hướng dẫn thiết yếu để bạn có thể thấu hiểu một trong những bộ phận quan trọng trên chiếc xe bạn đang sử dụng.

Lốp xe, nếu vẫn còn tốt và được bảo trì thường xuyên, thì không có gì để phải bận tâm. Nhưng nếu không chăm sóc lốp xe, thì đó là điều bạn sẽ hối hận đầu tiên trong những tình huống xấu gặp phải trên đường.

Lốp xe ảnh hưởng nhiều vấn đề: khả năng điều khiển xe, các chi phí vận hành, độ an toàn. Và đó là những việc quan trọng để bạn nên hiểu về lốp xe. Cuối cùng, đó là thứ duy nhất ảnh hưởng giữa bạn và mặt đường.

Chọn lốp xe

Khi lựa chọn một cặp lốp xe, không đơn thuần là việc bạn chọn đúng kích thước. Điều quan trọng bạn cần xác định sử dụng lốp cho nhu cầu thế nào. Và số tiền bạn sẵn sàng để trả cho cặp lốp đó.

Nguyên tắc

Đầu tiên, bạn nên nhớ, lốp xe với hợp chất cao su bề mặt mềm hơn sẽ cho độ bám tốt hơn. Nhưng lốp cứng hơn sẽ có tuổi thọ cao hơn. Và một sự lựa chọn thiếu phù hợp dẫn đến việc bạn cần thay thế cặp lốp sớm hơn.

Phân loại

Một số hãng xử lý việc này bằng cách cung cấp loại lốp với cấu tạo cao su gồm 2 phần.

– Phần bề mặt lốp mềm hơn có độ bám tốt hơn ở phần cạnh của lốp.

– Phần bề mặt cứng hơn nằm ở vị trí đường tâm của bề mặt lốp.

Vấn đề trên, còn được các nhà sản xuất xử lý ở phần cấu trúc của các lớp bố. Đa số các nhà sản xuất lốp xe hiện nay đều sử dụng công nghệ này. 02 cấu trúc phổ biến:

– Radial (Vân hướng tâm): Các lớp bố cấu tạo là những đường thẳng góc với đường tâm của lốp.

– Bias (Vân chéo): Loại thứ 2 là các lớp bố có cấu tạo các đường nằm đan xéo góc.

Ngoài ra còn có loại Bias Belted.

Cấu trúc của các lớp bố ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng của lốp. Loại lốp Bias sẽ cho một cấu tạo đồng nhất từ đường tâm đến phần thành hông của lốp. Trong khi đó lốp Radial sẽ có được độ cong ở phần cạnh. Cả 2 cấu trúc đều giúp cho lốp mau nóng hơn. Và tạo ra một diện tích tiếp xúc lớn hơn khi bạn nghiêng xe vào góc cua.

Bề mặt của lốp, các rãnh xẻ hoàn toàn chỉ để phân tán hết lượng nước bám trên bề mặt. Một sự hiểu lầm: bề mặt với nhiều rãnh sẽ cho độ bám nhiều hơn, kiểu như đối với đế giầy chạy bộ. Đó hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.

Chắc chắn rằng, càng nhiều diện tích cao su bám trên mặt nhựa đường, thì độ bám càng nhiều. Những chiếc xe đua như MotoGP, SBK đều sử dụng loại lốp trơn không có rãnh tản nước.

Áp suất và sự bào mòn

Bạn luôn phải đảm bảo mức áp suất chính xác của lốp. Đó như là một hạng mục bảo dưỡng quan trọng nhất mà bạn có thể tự làm. Việc bảo dưỡng này không phải là dạng có thể “định” thực hiện, rồi “quên”.

Một lời khuyên nhỏ thêm cho bạn: thay vì tuân theo các hướng dẫn từ nhà cung cấp lốp xe, tốt hơn bạn nên nạp đủ áp suất theo đề xuất bởi nhà sản xuất chiếc xe của bạn sử dụng. Bởi hãng xe dựa vào các tính toán về trọng lượng xe, công suất,… để lựa chọn mức phù hợp. Đồng thời, bạn cũng cần nạp thêm một ít hơi khi lốp “nguội”.

Áp suất lốp ảnh hưởng độ bám, tay lái, thời gian và độ mòn lốp, hiệu suất hệ thống giảm xóc.

Áp suất lốp thiếu, tay lái của xe sẽ có cảm giác “nặng” và không đúng hướng. Bề mặt lốp tiếp xúc mặt đường tăng lên rất nhiều dẫn đến sự bào mòn nhanh và không đều.

Khi lốp được nạp áp suất quá nhiều, sự tiếp xúc cần thiết của mặt lốp với mặt đường giảm. Từ đó độ bám giảm.

Ngoài ra, lốp quá căng có thể hỏng khi sử dụng do sự giãn nở nhiệt. Việc này gây ra bởi nhiệt độ môi trường, nhiệt độ mặt đường, ma sát giữa lốp với mặt đường.

Bạn cần chú ý rằng áp suất trong lốp khi “nóng” sẽ cao hơn khi lốp “nguội”. Có thể kiểm tra áp suất thường xuyên: trước khi sử dụng xe, trong lúc sử dụng và sau khi sử dụng. Việc đó giúp bạn dễ nhận thấy sự bất thường của lốp xe đang sử dụng.

Hầu hết các bề mặt lốp thông thường đều có dấu chỉ dẫn về độ mòn. Đó thường là những miếng cao su nhỏ bên trong các rãnh tản nước. Và sẽ có một logo TWI bên thành hông lốp để chỉ vị trí của cao su chỉ dẫn độ mòn. Khi bề mặt lốp mòn đến cao su chỉ dẫn trong rãnh là lúc nên thay một chiếc lốp mới.

Bình thường, bạn không cần điều chỉnh mức áp suất lốp trong các trường hợp khác nhau. Nhưng bạn có thể nên nạp thêm áp suất lốp nếu xe bạn tải nặng: chở thêm người, hành lý. Việc tăng áp suất này, tốt hơn bạn cũng nên tham khảo trong hướng dẫn sử dụng của xe.

Những ký hiệu, thông số ở thành hông lốp

Những ai không quan tâm về xe, những ký hiệu và thông số của lốp chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng nếu đã sử dụng một chiếc xe máy, bạn nên tìm hiểu một chút. Và sẽ nhận ra những thông tin này rất hữu ích.

Bạn sẽ dễ dàng nhận diện được Tên loại của lốp, Hãng sản xuất được khắc rất rõ ràng.

Những ký hiệu, thông số còn lại bạn cần quan tâm:

Kích thước lốp.

1- Chiều rộng (milimet) / Chiều cao (% x chiều rộng) “-” hoặc “R” (Loại cấu trúc lốp) và Đường kính vành (inch)

Ví dụ: 100/90-17: chiều rộng lốp là 100 mm. Chiều cao (thành hông lốp) là 90% x 100 = 90 mm. Lốp cấu trúc bố “Bias” (hoặc nếu chữ “R” là cấu trúc Radial), đường kính vành xe là 17 inch.

Chiều rộng lốp

 

Chiều cao lốp

 

Loại bố

 

Đường kính vành xe

 

2- Chiều rộng (inch) “-” Đường kính vành (inch)

Ví dụ: 4.00 – 18: Chiều rộng lốp 4 inch. Loại lốp Bias và Đường kính vành 18 inch.

3- MT Chiều cao lốp “-” Đường kính vành (inch)

Ví dụ: MT 90 – 16: M- Vỏ dành cho xe máy, T- chiều rộng lốp (khoảng 5.1 inch). Chiều cao: 90% x 5,1 inch = 4,59 inch. Loại Bias và đường kính vành 16 inch.

 

Loại lốp (Tubeless and Tube Tyre)

Tubeless Tyre: Lốp không sử dụng xăm / Tube Tyre: Lốp sử dụng xăm

Chiều quay của lốp

Chiều quay của lốp

Thông thường sẽ kèm thông tin lốp dành cho bánh trước hoặc bánh sau

 

Chỉ dẫn độ mòn TWI

Dấu chỉ vị trí đặt chỉ dẫn độ mòn

Dấu chỉ dẫn độ mòn

 

Thời gian sản xuất

02 chữ số đầu chỉ Tuần (Một năm có 52 tuần).

02 chữ số sau chỉ Năm sản xuất – Ví dụ trên là năm 2015

 

Thông thường thời gian bảo quản sử dụng tốt cho phép của lốp là 01 năm.

Đối với một số lốp có nhứng nhận “DOT” theo tiêu chuẩn Mỹ. Thời hạn lưu kho của Lốp lên đến 5 năm miễn là được lưu trữ đúng cách.

 

Nơi sản xuất

Thường sẽ có dòng chữ “Made in …” để ghi nơi sản xuất

Dấu chứng nhận của quốc gia

Tải trọng của lốp

Chỉ số tải trọng được liệt kê theo bảng Load Index

 

Tốc độ của lốp

Tốc độ tối đa để sử dụng lốp được liệt kê theo chỉ số ở bảng Speed Rating

 

Ngoài ra còn một số thông tin khác được ghi trên lốp như: tải trọng lớn nhất và thấp nhất, ký hiệu lốp dành riêng cho xe gắn máy 02 bánh,…

Hy vọng với các thông tin trên, bạn có thể tham khảo để lựa chọn đúng loại lốp theo nhu cầu sử dụng.

Bạn cũng có thể chọn mua những loại lốp xe chính hãng từ Nhật Bản tại webike.vn: https://shop.webike.vn/

Webike Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

Tags:

XU HƯỚNG BIKER

Return Top