Độ pô xe máy đúng cách và các lỗi thường gặp

  • 26/02/2016
  •  
     
     
5
(2)

Với những người đam mê mô tô, đặc biệt là motor Phân Khối Lớn (PKL), việc sở hữu chiếc xe là chưa đủ, mà còn phải đi kèm với những nâng cấp, những sản phẩm “độ” hợp thời, và chiếm phần đông trong đó là “độ” ống xả. Tuy nhiên “độ” ống xả đúng cách không đơn giản chỉ là tháo lắp.

>> Quấn vải cho ống xả xe PKL có tác dụng gì ?
>> Webike giới thiệu bộ vải quấn ống xả 3 màu chính hãng của GOODS
>> Hướng dẫn xử lý khi bị phỏng bô xe máy
>> Thay đổi ống xả và đèn pha zin của xe có bị phạt hay không?

1

Hệ thống ống xả “độ” Full System của Akrapovic

Gần đây, thú chơi độ xe phân khối lớn (PKL) đang dần nở rộ trong giới biker Việt. Bên cạnh việc sở hữu 1 chiếc motor PKL thì những phụ kiện lắp thêm (đồ chơi) luôn là một phần không thể thiếu đối với giới chơi mô tô hiện nay, và một trong số đó là “độ” hệ thống ống xả – pô xe máy. Sau đây là những điều bạn có thể quan tâm và nên tìm hiểu:

Độ hệ thống xả

Việc sử dụng một loại ống xả khác so với nguyên bản không những cho âm thanh phấn khích, uy lực hơn, mà còn là một phương án để nâng sức mạnh của chiếc xe. Tuy nhiên để “độ” ống xả (pô) đúng cách thì không phải ai cũng biết.

2

“Độ Pô” là xu hướng đang lên tại Việt Nam và toàn thế giới, nhưng “độ” đúng cách thì không phải ai cũng biết

Đa phần người chơi mô tô đều chỉ biết đến sự thay đổi về âm thanh, và tháo lắp thay thế theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, mà không lưu tâm đến các vấn đề liên quan, dẫn đến sự phát sinh lỗi trong quá trình hoạt động của xe sau khi nâng cấp.

3

Một lon ống xả Slip-On trên Honda CB 400

Độ ống xả có 2 kiểu cơ bản là: Slip-On (chỉ thay thế lon pô, phần cổ, bụng và đôi khi là buồng nén, buồng khí thải được giữ nguyên như sản xuất) và Full System (thay đổi toàn bộ cấu trúc cổ xả, van xả, lon ống xả và bụng ống xả). Mỗi kiểu nâng cấp có ưu điểm riêng, tuy nhiên để phát huy được ưu điểm này thì lắp ráp là chưa đủ.

Các dòng xe PKL hiện nay đa phần đều trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử, đánh lửa trực tiếp được điều khiển thông qua ECU trung tâm và các cảm biến thay vì hệ thống chế hòa khí và các hệ thống cơ học. Việc can thiệp sâu vào các hệ thống vốn trước đây được căn chỉnh thủ công khiến cho người sử dụng không thực sự làm chủ chiếc motor của mình.

4

Giờ đây, người thực sự kiểm soát chiếc xe lại là những lập trình viên điện tử

Các thông số mang tính hệ thống được tính toán và thiết lập tiêu chuẩn để các hệ thống hoạt động 1 cách trơn tru và hiệu quả nhất, theo định hướng sản phẩm của nhà sản xuất. Đối với hệ thống xả, nhà sản xuất dựa trên các thông số chung về tiếng ồn, lượng khí thải, lưu lượng khí, nhiệt độ và áp suất bên trong để lập trình cho các cảm biến thông qua bộ xử lý trung tâm ECU, và phần mềm đó gọi là map – quản lý mọi hoạt động điện tử trên chiếc xe.

Nếu như ở thế hệ xe trước đây, với ít hệ thống điện tử hơn, người sử dụng có thể can thiệp sâu vào toàn bộ các hệ thống cơ học như chế hòa khí, góc đánh lửa, căn chỉnh hệ thống van, thì trên hầu hết các sản phẩm motor hiện nay đều được trang bị “Map” quản lý các thông số như cảm biến nhiệt độ máy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến khí xả. Một số dòng xe cao cấp hơn còn có cảm biến vị trí bướm ga, tay ga và van xả. Đồng nghĩa với việc khi xuất hiện thay đổi ở hệ thống xả, những con số cảm biến cung cấp khác đi, khiến hệ thống vận hành sai lệch.

5

Một sơ đồ Map cơ bản với đầy đủ các thông số điện tử

Hệ thống “Map” tiêu chuẩn của xe hoạt động rất chặt chẽ với tỉ lệ chính xác rất cao, mọi thay đổi cơ học trên chiếc xe đều yêu cầu hệ thống điện tử thay đổi tương ứng, trong kĩ thuật lập trình điện tử motor, khái niệm này là “Re-mapping” (thiết lập phần mềm điều khiển mới) cho ECU.

Các lỗi thường gặp

6

Hệ thống ống xả Slip-On trên siêu motor H2R
Với kiểu độ ống xả Slip-On, sau một thời gian sử dụng sẽ phát sinh lỗi do sai lệch thông số hệ thống, “Map” sẽ ghi nhận điều đó để có sự tự điều chỉnh theo những tiêu chuẩn an toàn, dẫn đến các lỗi như chết máy ở tốc độ thấp, hiện tượng tự tăng ga khi hoạt động không tải, tiêu tốn nhiên liệu, vận hành không êm ái, nhịp nhàng và đôi khi mất tác dụng ga bất thường.
7
Một hệ thống Full-System của Termignoni trên dòng xe Ducati
Với kiểu độ Full System, lưu ý đầu tiên năm ở ống lắp cảm biến khí xả. Nếu cho qua chi tiết này, chiếc xe sẽ gặp lỗi ngay lập tức và khó có thể hoạt động bình thường được. Và dù có khe để lắp cảm biến khí xả thì sự khác biệt về vật liệu hấp thụ, áp suất, nhiệt độ và nồng độ khí xả trong ống xả sẽ có sai số lớn hơn nhiều lần so với thông số Map tiêu chuẩn, do đó xe sẽ bị lỗi ngay sau khi lăn bánh vài km.
8
Một hệ thống Map mới từ ECU độ
Các lỗi phổ biến ở trường hợp này là động cơ vận hành không đều, ngắt động cơ bất ngờ, không đủ nhiên liệu ở tua máy cao, còn tua thấp lại bị thừa nhiên liệu, dẫn đến “òa” ga, tiêu hao nhiên liệu rất nhiều. Sai lệch về hệ thống điện tử còn có nguy cơ gây hư hại cảm biến và hỏng hoàn toàn hệ thống “Map”.
Một số dòng xe có van xả ở cửa ống xả (để đáp ứng lưu lượng xả khi xe vận hành ở mức cao mà vẫn tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành ở mức thấp), khi bỏ hệ thống này đi khiến cảm biến ghi nhận sai, dẫn đến động cơ mất khả năng hoạt động ở tua máy cao, không thể lên ga được.

Các lưu ý độ ống xả đúng cách

9

Re-Mapping là một nghề đang lên trên thế giới với đặc thù phát triển với tốc độ chóng mặt của các hệ thống kiểm soát điện tử

Rất ít hãng xe trang bị hệ thống “Map” tự thiết lập cho sản phẩm của mình, do đó luôn cần các công cụ hỗ trợ từ bên ngoài cũng như “thợ” điện tử chuyên về vấn đề này.
Có 1 vài hãng cung cấp ECU nổi tiếng với “map” độ sẵn cho từng sản phẩm ống xả trên từng dòng xe riêng biệt như Gateway, Haltech FI, Power Commander, Bazzaz, đặc biệt là Juice Box với sản phẩm độc quyền map tự thiết lập của hãng Two Brother…
Hiện nay, người chơi có thể dễ dàng lên các trang web của hãng, và mua Map cho loại ống xả mà mình nâng cấp, sau đó thông qua máy tính và sự cài đặt của chuyên gia vào trong ECU để xóa bỏ Map nguyên bản của nhà máy. Mỗi sản phẩm ống xả trên một mẫu motor khác nhau đều có một Map riêng.

10

ECU “độ” với Map đã được thiết lập sẵn trên các tiêu chí vận hành mới

Chiếc xe hoạt động với Map mới sẽ loại bỏ hầu hết các lỗi đã nêu trên, khiến chiếc xe hoạt động tốt và đôi khi mạnh mẽ hơn nguyên bản. Ở một số hệ thống phức tạp hơn, nhà sản xuất còn trang bị các cảm biến ngắt tín hiệu, được lắp đặt ở các dây cảm biến, sẽ “đánh lừa” ECU, khiến chiếc xe ghi nhận thông số “chuẩn” để hoạt động không vấp lỗi.

11

Ducati Monster Full-System tại Việt Nam

Hầu hết người chơi PKL hay những dòng ở Việt Nam vẫn xem nhẹ điều này, một phần vì không có nhiều cơ hội để họ có thể cảm nhận hoạt động của xe ở tốc độ cao, phần khác bởi những hệ thống điện tử dao động từ 200-2.000 USD/bộ vẫn là 1 khoản tiền khá lớn với người chơi tại Việt Nam.

12

Mẫu Underbone nổi tiếng Honda Sonic với hẹ thống xả Full-System bằng vật liệu Titan tại Sài Gòn

Tuy nhiên nếu không có sự nâng cấp, thì những hậu quả khôn lường là không thể dự báo trước. Hầu hết các hãng xe đã khuyến cáo về việc nâng cấp trọn gói để đảm bảo an toàn cho người lái.

**Đối với một số mẫu xe và phong cách pô biker còn phải chú ý đến cách quấn vải tản nhiệt cho pô xe. Điều này cũng không kém phần quan trọng. Vậy nên, đừng tiếc chút tiền để rồi mua bực vào người, hãy là người chơi có hiểu biết nhé các biker!

Nguồn: Xedoisong

Ảnh: Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 5 / 5. Số bình chọn: 2

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top