Tại sao bạn phải bảo dưỡng định kỳ xe cho mô tô?

  • 04/04/2016
  •  
     
     
0
(0)

Thói quen chỉ bảo dưỡng khi xe xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng thay vì định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất ở Việt Nam có thể gây những thiệt hại gián tiếp khó lường trước.

Chiếc KTM RC390 đang được bảo dưỡng toàn bộ.

Những chiếc xe phân khối lớn (PKL) ở Việt Nam có giá trị sau thuế khá lớn. Với nhiều người thì đó là cả một gia tài, tuy nhiên với quan niệm (!?) “xe đắt tiền là xe tốt không cần sửa, xe không hỏng thì không cần lo” đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt thì đây quả thực là một điều tai hại, nhất là khi phần lớn những chiếc xe mô tô được nhập về từ nước ngoài, nơi có khí hậu khác hẳn ở Việt Nam.

Khí hậu ở nước ta luôn là một rào cản lớn với độ bền của các chi tiết trên những chiếc xe, do đó việc bảo dưỡng định kỳ là tối cần thiết, không chỉ giúp chiếc xe bền hơn, mạnh mẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn mà còn giúp phát hiện những chi tiết hư hại để sớm có biện pháp khắc phục nhằm tránh tai nạn khi lưu thông trên đường.

Lọc gió là 1 trong những bộ phận nhanh bẩn và dễ hư hỏng nhất do khí hậu đòi hỏi cần thường xuyên vệ sinh và quan tâm đặc biệt.

Thông thường danh mục bảo dưỡng toàn bộ chỉ bao gồm xiết lại các vị trí ốc lỏng, kiểm tra má phanh, ổ bi bánh xe, bạc gắp, giảm xóc, thay dầu – nước mát và kiểm tra hệ thống công tắc đèn còi. Tuy nhiên không phải cửa hàng xe máy nào cũng đạt được chất lượng tốt cũng như uy tín, do đó người sử dụng cần cân nhắc vấn đề bảo dưỡng ở đâu. Hơn nữa, danh mục bảo dưỡng 1 chiếc xe motor khác xa so với 1 chiếc xe thông thường do hầu hết xe PKL được điều khiển và kiểm soát điện tử nên danh mục bảo dưỡng sẽ dài và phức tạp hơn, đòi hỏi người thợ sẽ phải nhạy bén hơn trong tư duy cũng như có tay nghề tốt.

Với những chiếc xe motor PKL, ngoài danh mục bảo dưỡng trên còn cần bảo dưỡng lọc dầu, khung sườn, hệ thống ống xả, hệ thống các cảm biến, kiểm tra IC và ECU thông qua máy đọc lỗi, hệ thống điện cao áp, bugi, cầu chì và các chi tiết liên quan đến căn chỉnh và điều khiển khác.

Thông thường việc bảo dưỡng sẽ được tiến hành sau mỗi 10.000-15.000km để đảm bảo an toàn thay vì chờ đợi chiếc xe gặp sự cố mới xử lý. Phòng bệnh hơn chữa bệnh sẽ giúp chủ xe giảm thiểu những chi phí thay thế không cần thiết.

Hãy cùng xedoisong.vn trải qua một số công việc bảo dưỡng toàn bộ những chiếc phân khối lớn tại Lê Anh workshop thông qua bộ hình dưới đây.

Thay dầu và lọc dầu đúng kì hạn là 1 trong những cách bảo vệ động cơ tốt nhất. Nhìn dầu thì chuyên viên kỹ thuật lành nghề có thể phát hiện ra bệnh và sớm có giải pháp hỗ trợ.

Hệ thống đánh lửa, vòi phun, họng nạp hay bơm nhiên liệu là những bộ phận cần có chuyên môn cũng như sự quan tâm đặc biệt trên những chiếcPKL


Bugi cần thường xuyên kiểm tra và thay thế. Bugi có màu đỏ gạch như trên hình là tỉ lệ xăng gió đầy đủ, chứng tỏ xe hoạt động tốt.

Các điện cực tiếp xúc cần thường xuyên vệ sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh trường hợp chập cháy hay đoản gây nguy hiểm cho người lái cũng như khi tham gia giao thông.

Hệ thống két nước cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì đặc biệt là sau mỗi chuyến đi xa.


Thường xuyên quan tâm hệ thống điện và cảm biến sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí phát sinh không cần thiết.

Hệ thống ống xả cần vệ sinh và làm kín ở 1 số dòng xe bởi đôi khi nhiệt độ có thể gây mất độ kín của ống xả.


Kiểm tra thay thế sớm như trường hợp của chiếc xe này sẽ giúp chủ nhân không chỉ tiết kiệm được chi phí thay mới cũng như đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông.

Sử dụng nguyên vật liệu bảo trì từ những hãng tên tuổi và uy tín sẽ giúp không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn tăng độ bền xe.

Theo xedoisong

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top