Phân biệt pô Slip-on và pô Full-system cho các biker thích độ pô

  • 07/08/2019
  •  
     
     
2.3
(7)

Có hai kiểu độ pô là độ pô Slip-on và độ pô Full-system. Vậy hai loại này khác nhau ra sao? Các biker thích độ pô cùng tìm hiểu và phân biệt pô Slip-on và pô Full-system dưới đây nhé.

Việc thay đổi hệ thống ống xả pô xe máy là một điều không thể thiếu đối với những tín đồ yêu thích xe độ, dù là phân khối lớn hay nhỏ. Dù vậy, độ pô xe không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Định nghĩa về Pô Slip-on và Pô Full-system

Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ràng về định nghĩa cũng như cách nhận hai loại độ pô này. Hệ thống ống xả hay ngắn gọn là bộ pô gồm các phần như cổ pô, bầu bô và lon pô.

Cổ pô là phần nối trực tiếp từ cửa xả của động cơ, khí xả sẽ di chuyển qua cổ pô xuống bầu pô.

Bầu pô là nơi khí xả được xử lý và cũng phần nào giảm bớt âm thanh thoát ra lon pô. Cuối cùng lon pô là nơi cuối cùng khí xả đi qua, thành lon pô sẽ được lót các tấm nỉ giảm âm thanh thêm lần nữa.

Độ pô cũng lắm công phu

Vậy, độ pô slip-on sẽ là chỉ thay thế phần lon pô bằng lon khác thôi. Ngoài ra không thay đổi gì thêm nữa.

Trong khi đó, độ pô full-system sẽ là công việc thay thế toàn bộ hệ thống pô bao gồm cổ, bầu và lon pô.

Ưu và nhược điểm

Với cách độ pô slip-on, việc độ và thay thế khá đơn giản. Công việc chỉ cần vài thao tác vặn ốc mở lon pô, thay thế lon khác vào và siết ốc lại là xong.

Độ kiểu này cũng không tốn quá nhiều chi phí và thời gian, mua lon pô hiện nay trên thị trường khá nhiều loại từ mắc tới rẻ với chất lượng và độ hoàn thiện khác nhau nhưng nhìn chung là rẻ.

Việc độ slip-on cũng mang đến âm thanh khác so với lon zin của xe, nghe cũng phấn khích hơn thấy rõ.

Độ cây pô tuy hay nhưng cần lưu ý nhiều thứ liên quan

Tuy nhiên, việc độ slip-on dường như hiện nay không được khá nhiều người chuộng bởi việc thay thế lon pô này chỉ mang tính tạm thời, độ cho vui chứ không mang lại nhiều lợi ích, không giảm được trọng lượng bao nhiêu cả và cũng không tăng thêm được công suất cho động cơ và mang lại hiệu suất vận hành.

Pô full-system thường mắc hơn nhưng tốt hơn cho xe

Đối với độ pô full-system, loại hình này được đa số người chơi đón nhận bởi hiệu suất mà nó mang lại. Việc độ nguyên bộ pô full-system trước mắt sẽ làm xe nhẹ hơn kha khá so với hệ thống pô zin, gọn hơn và đẹp hơn cho xe.

Tiếp đến, âm thanh ống xả của bộ full-system khẳng định luôn là mạnh mẽ và uy lực hơn rất nhiều so với độ slip-on, vận hành xe sẽ phấn khích hơn.

Bên cạnh đó, quan trọng hơn hết chính là việc độ full-system sẽ mang lại cải thiện công suất cho động cơ, có thể tăng công suất lên đến 15-20% so với hệ thống pô zin của xe.

Việc độ full-system sẽ tốn kha khá thời gian và đặc biệt là chi phí. Việc lắp đặt hệ thống full-system cũng đòi hỏi người lắp cần có hiểu biết và tay nghề tốt, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến động cơ khi vận hành xe.

Ở một số trường hợp khác, việc độ hệ thống pô full-system có khi sẽ đòi hỏi chúng ta sắm thêm các trang bị liên quan khác điển hình như bộ Map động cơ để thiết lập lại xăng gió cho phù hợp.

Nếu không Map lại động cơ sẽ ảnh hưởng rõ rệt khi vận hành, xe dễ tắt máy, hao xăng, hụt hơi, ga không mượt…

Nắm được kỹ thuật về pô có thể giúp xe mạnh hơn

Qua đó, chúng ta có thể thấy việc độ pô cho chiếc xe của mình cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng, một số nhà sản xuất sẽ sản xuất ra bộ pô full-system cho chiếc xe đó, bạn chỉ cần mua, lắp vào và sử dụng không cần quan tâm đến những vấn đề khác.

Độ pô cho xe vừa có lợi nhưng cũng có khi có hại

Tuy nhiên không phải chiếc xe nào cũng được sản xuất bộ pô full-system riêng, như thế khi độ chúng ra cũng cần quan tâm đến các vấn đề khác như xăng gió…

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 2.3 / 5. Số bình chọn: 7

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top