Những lỗi cơ bản khiên dân độ uổng công tốn phí !

  • 22/08/2017
  •  
     
     
4.5
(26)

Đối với dân độ xe, có hàng trăm cách để “trang điểm” hay “tăng suất” cho cô vợ yêu “2 bánh” của mình. Ví dụ như độ tem, độ vỏ, lên cc, độ pô, độ hàng độc…Nhưng trong số hàng trăm cách đó thì có vài cách mà dân độ tay mơ “truyền miệng” cho nhau được đánh giá là hết sức “kỳ quặc” và vô cùng sai kỹ thuật. Hãy thử tìm hiểu xem đó là gì nhé !

Những lỗi mắc phải sau đây có thể làm dân độ nhà ta tốn cả triệu đồng mà không giải quyết được cái gì cả !

Mô-bin sườn

Rất nhiều tay mơ nghĩ rằng dùng một mobin sườn được phục hồi, chế lại sẽ làm xe bốc hơn lực hơn… đây là một điều chưa đúng. Bạn biết chắc tác dụng của mobin sườn là gì chứ?


Cục mobin sườn của xe máy

Mobin sườn là bộ phận nối với IC đánh lửa và Bu-gi xe, nhằm kích dòng điện đủ mạnh để phát ra tia lửa trên bugi mở đầu cho quá trình khởi động.

Dân chế xe thường dùng cục Mobin thửa nhằm mục đích cho bugi đánh lửa mạnh hơn, đi mạnh hơn, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác:

1. Đánh lửa mạnh và yếu chưa hẳn đã ảnh hưởng đến việc nhanh chậm của xe.

Đánh lửa yếu thì nhiên liệu chưa cháy hết đã bị tống ra ngoài theo ống xả –nhiều người nghĩ như vậy – và đánh lửa mạnh giúp cháy hết nhiên liệu làm máy mạnh hơn, nhưng trên thực tế, dù bạn có tăng dòng điện ấy lên hàng tỉ vol đi nữa thì máy vẫn có lực như vậy, còn yếu thì máy vẫn chạy bình thường, do trong kỳ nén của động cơ, nhiên liệu và không khí bị nén rất căng, chỉ cần tia lửa nhỏ là lập tức cả khối khí bị cháy và sinh công.

Cuộn điện mặc định của nhà sản xuất giúp cân bằng giữa hai yếu tố: Đủ để máy chạy ổn định và đủ để bảo vệ Bugi, vì thế nên dòng điện đã được tính toán trước đó là khoảng bao nhiêu Vol, vì nếu đánh lửa quá mạnh sẽ không giải quyết được việc gì mà còn làm hại tới đầu bugi, chúng nhanh bị mòn và có thể bị hỏng hóc không đáng có, cho nên thực tế xe cộ dù đi nhiều năm bugi vẫn không bị tèo (trừ khi có tác động ngoại lực hay nước gây hỏng).

Giả xử tăng dòng điện phát tới Bugi trên Mobin sườn có thể làm máy mạnh hơn, các hãng lớn đã áp dụng cách đây 50 năm rồi.

Dây tăng áp cho xe máy 

Có một điều khá phi lý mà dân chơi tay mơ vẫn hay truyền miệng nhau như một chân lý: đó là dây tăng áp là dây được nối từ Mobin sườn tới Bugi, có nhiệm vụ tăng dòng điện và tạo độ ổn định cho dòng điện. Điều này là hoàn toàn “thừa”.


“Dây tăng áp” của một hãng chuyên sản xuất hàng độ

Thực tế thì: Dòng điện từ Mobin tới Bugi là dòng điện ổn định không cần ổn áp, không cần dùng loại dây nào để tăng áp. Hơn nữa không có một loại dây nào có thể tăng áp cho động cơ hay cho các bộ phận điện.

Chi tiết hơn, dòng điện từ mobin sườn qua bugi là dòng điện có vol cao nhưng cường độ dòng điện thấp. Chỉ cần sử dụng một loại dây thô thông thường cũng đủ đánh lửa, nên việc đầu tư một dây tăng áp (theo các hãng phụ kiện quảng cáo) là dư thừa – nếu có chỉ để phục vụ trang trí cho chuyên nghiệp hơn.

Dây tăng áp nói trên cũng không có tác dụng  ổn định dòng điện vì mỗi phút bánh đà trong máy chạy tối thiểu 1500 vòng, mỗi vòng tròn hoàn thành 2 kỳ, hai vòng tròn bánh đà có một kỳ nổ, ta có 1500/2 = 750 lần đánh lửa / phút, với tốc độ đánh lửa nhanh như vậy thì không cần thiết phải giữ ổn định hay không ổn định (do dòng điện phóng thẳng đứng và nhỏ trong thời gian nhanh nên không có chuyện mất ổn định).

 

Tóm lại dây zin của xe đã hợp lí và tốt nhất nếu bạn có nhu cầu thay dây để trang trí thì có thể đổi, dây tăng áp (dây nối mobon sườn và bugi) không có tác dụng gì khác ngoài dẫn điện qua bugi.

Bugi xịn có làm máy móc mạnh hơn ?

Trả lời: nếu các bugi đạt tiêu chuẩn kĩ thuật dù có làm từ bất cứ chất liệu gì (thường hay hiếm) đều có độ bền ần như nhau và khả năng đánh lửa như nhau. Ví dụ: bugi “thường” zin của xe có thể sử dụng lên đến 5 6 năm mà không hỏng hóc hoặc đến mức 8000k – 12000k mà vẫn có thể hoạt động tốt.

Những quảng cáo tân bốc về chất liệu của lõi bugi rằng: chất liệu hiếm, chất liệu cao cấp sẽ giúp xe chạy mượt hơn, nhuyễn hơn… là những điều hường không có kiểm chứng rõ ràng và thiếu tính khoa học. Lí do: vì bugi là bộ phận mồi lửa cho hỗn hợp nhiên liệu đang bị nén cháy nổ sinh công, bugi có mạnh hơn nữa chưa chắc đã làm cho máy cháy hết nhiên liệu, chưa kể là máy mạnh hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều các điều kiện các loại khác nữa trong động cơ và ngoài động cơ chứ không phải do 1 bộ phận bugi có thể quyết định.

 

Để xe chạy mạnh hơn điều thật sự cần chú ý là gì?

Gió

Trên nguyên tắc là gió càng dễ được hút thì càng tốt, trong một kỳ của động cơ thì động cơ phải lấy công tích trữ của bánh đà để kéo xi lanh xuống, hút hỗn hợp gồm hơi và xăng xuống lòng xi lanh, vì thế bộ lọc gió càng thoáng càng tốt, đương nhiên là phải đảm bảo gió sạch bằng cách vệ sinh lọc gió, thay mới hay độ gù gió…


Lọc gió bẩn làm xe tốn xăng, máy nóng

Các bạn chú ý lọc gió không được bẩn, nếu thích độ thì độ cái giàn gió to gấp đôi càng tốt, máy ít dùng công để hút gió hơn càng tốt, nhưng phải có lọc gió kẻo xước xi lanh do bụi chui vào động cơ !

Ống Xả/ Pô xe máy

Nguyên tắc của động cơ đốt trong: Động cơ chạy tốt nhất khi không có ống xả, trong kỳ cuối của động cơ, Su-pap xả mở ra và động cơ dùng công tích trữ trong bánh đà đẩy xi lanh lên trên, xả toàn bộ khói trong lòng xi lanh ra ngoài, trong kỳ này ống xả càng thông thoáng thì máy đỡ mệt, còn ống xả bí thì máy mất nhiều công (hao phí) để thổi gỉ và khí bẩn ra ngoài. (nguyên lí này chính là  trò phá bĩnh khi ai đó cố tình bịt ống xả lại thì máy xe sẽ bị chết).

Ống xả hay ống giảm thanh, ống tiêu âm, có nhiệm vụ giảm âm thanh của động cơ khi khí được thổi ra ngoài, nó có nhiệm vụ giảm âm và tản nhiệt do lượng khí trong động cơ thổi ra rất nóng.

Ống xả càng to thì lượng khí thoát ra hoặc dãn nở trong lòng ống xả càng thoải mái, càng có lợi cho động cơ, thường thì ống xả sẽ hơi bí nhằm giảm âm thanh tốt nhất mà động cơ vẫn hoạt động đảm bảo, còn ống xả càng thoáng thì tiếng ồn càng lớn nhưng động cơ lại thảnh thơi trong kỳ xả.
Ống xả càng thoáng thì máy càng êm, chạy càng nhanh càng lướt, nhưng lại vô cùng ồn nên các bạn hãy chọn loại ống xả có tiếng kêu vừa phải, thoáng đãng, và lưu ý là càng to càng tốt,vì nó vừa giảm âm tốt lại thông thoáng.

Nhớt/dầu máy

Dầu máy càng đặc thì máy càng êm, nhưng lại vô cùng khó nổ máy, vì nhớt tạo màng trên sắt và giảm ma sát, nhưng lại làm cho chúng bị cản lại, nhớt càng loảng thì máy càng dễ chạy, nhưng hiệu quả bôi trơn lại thấp hơn.

Muốn máy lướt nhanh, giảm trọng lượng

Thường thì các xe Honda có trọng lượng khô rất nhẹ, nhẹ hơn các dòng khác của Suzuki hay Yamaha… nguyên nhân này là do với thiết kế trọng lượng nhẹ xe sẽ chạy lướt hơn. Dựa trên nguyên tắc này các bản độ xe đua thường được cắt bỏ phần thừa và làm gọn các phần rườm rà.

Muốn máy khoẻ, căn chỉnh lại chế hoà khí

Chế hòa khí cần được cân chỉnh tùy theo chiếc xe của bạn đang chạy và phải được thực hiện bới thợ lành nghề có kinh nghiệm. Ở bài viết này không thể đưa ra các trường hợp cụ thể cho bạn đọc.

Webike.vn

Tổng hợp

 

 

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 4.5 / 5. Số bình chọn: 26

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top