Lưu ý khi sử dụng bộ ly hợp (bố nồi) xe côn tay

  • 09/06/2016
  •  
     
     
1.5
(2)

Trên một chiếc xe côn tay, bộ phận cần quan tâm nhiều nhất là bộ ly hợp (bộ nồi hay côn). Nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra các hiện tượng hao mòn và hư hỏng.

4

Bộ ly hợp là bộ phận cắt hay nối truyền động từ máy sang bánh xe. Khi máy chạy lực máy truyền từ tay dên (trục khuỷu) sang nồi trước (ly hợp tiếp động/starter clutch). Nồi trước quay truyền lực sang nồi sau (ly hợp tải/clutch) nhờ 2 bánh răng ăn khớp vào nhau. Khi tác động lực vào cần số, nồi sau sẽ làm quay cốt hộp số sơ cấp sau đó truyền lực ra bánh sau đẩy xe đi.

2

*** Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết các hiện tượng hao mòn và hỏng hóc về bộ ly hợp

1. Mòn lá côn (bố nồi) :

Sau một thời gian sử dụng thì bố ba càng, các lá bố nồi, lá sắt sẽ bị mòn, các lò xo yếu đi không còn đủ sức ép. Các bộ phận của ly hợp sẽ trượt lên nhau, giảm hoặc mất khả năng truyền công suất, phát sinh ra nhiệt lớn làm nóng máy, gây tiếng kêu, hao xăng. Lúc này công suất máy sẽ bị mất đi nhiều (công hao phí lớn). Xe sẽ bị lì, mặc dù máy mạnh nhưng không truyền hết lực ra bánh.

1

Nguyên nhân: 

+ Vê côn là để côn ở khoảng ma sát, tăng ga để giúp xe tăng tốc nhanh hơn. Điều này dân đua xe hay áp dụng, nhưng chúng ta không nên lạm dụng vì mỗi lần “vê” như vậy, lá côn bị mài mòn khá nhiều, cộng với nhiệt sinh ra sẽ làm cháy dầu. Nhưng kỹ thuật này cũng nên biết để cần tăng tốc khi cần thiết.
+ Tăng ga đột nghột mà chưa nhả hết côn.
+ Chạy ép số là chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng.
+ Nhả côn đột ngột khiến lá côn bị mòn rất nhanh, thậm chí là cháy côn, âm côn.

2. Dính côn 

Côn bị dính, không cắt hoàn toàn mặc dù ta đã bóp hết hành trình tay côn, nhưng ly hợp vẫn không cắt. Xe bị lỗi này thường khó sang số, hộp số dễ trục trặc. Côn dính nhiều khi nặng tới mức khi đang dừng chờ đèn đỏ, ta có thể bóp côn và để số 1, nhưng xe vẫn có xu hướng lôi đi và người sử dụng lại phải bóp phanh , hoặc lúc khởi động, thường phải ga to hơn nếu không xe dễ chết máy. Các xe gặp lỗi này thường khó để garanti khi bóp côn và vào số. Ở neutral (mo) thì garanti ok.
Việc chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ cũng dễ khiến côn đóng không hoàn toàn, gây nên hiện tượng trượt côn khi quá tải, giảm tuổi thọ của lá côn.

3. Côn bị hú

Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân bánh răng sơ cấp (bánh răng trên trục ra của trục khuỷu) và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ do bị mòn. Tiếng hú sẽ tăng dần theo tốc độ vòng tua máy. ( Hiện tượng này hay xảy ra đối với các xe chạy một thời gian dài )
Để khắc phục hiện tượng côn bị hú có thể xử lý bằng cách thay một hoặc cả hai bánh răng này hoặc có thể là đảo chiều của bánh răng sơ cấp (tuỳ xe). Lưu ý, khi mới thay bánh răng sơ cấp côn vẫn bị hú do hai bánh răng chưa đồng bộ nhưng chạy một thời gian thì hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên khuyến cáo các bạn nên thay mới 2 cái bánh răng luôn nhé.

4. Nóng máy

Dấu hiệu tương đối dễ nhận biết khi lá côn mòn là nhiệt độ máy rất cao. Khi bị quá tải, phần năng lượng thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết.
Nếu lá côn bị mòn nhiều hoặc bị trơ phần ma sát sẽ làm dầu bôi trơn bị “đốt cháy” nhanh chóng, độ nhớt sẽ giảm nhanh, côn càng bị trượt nhiều. Ngoài ra, các chi tiết như trục cam, xu-páp, xéc-măng và thành xy-lanh không được bôi trơn tốt sẽ rất nhanh hỏng và kêu.

5. Dầu kém chất lượng

Khi thay dầu kém chất lượng hoặc dầu quá bẩn sẽ khiến các bánh răng, tấm ma sát, búa côn và bát côn bị trượt nhiều gây mòn nhanh và nóng máy. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi đổ nhầm dầu xe ga vào xe số. Mác dầu máy thường được sử dụng là 15W40 và 20W50. Người sử dụng thường xuyên quên thay dầu định kỳ, tăng tốc ở số cao khi xe đứng yên hoặc tốc độ thấp hoặc chở quá tải đều khiến bộ ly hợp bị phá hủy trong thời gian ngắn.

6. Lỗi nhà sản xuất

Ngoài ra, một số trường hợp hư hỏng là do lỗi trong quá trình sản xuất và lắp ráp của nhà sản xuất. Trường hợp này rất ít và trước đây thường gặp ở một số dòng xe Trung Quốc. Một số hư hỏng cụ thể trong thực tế có thể kể đến như: Bánh răng côn trước, tấm ma sát trên búa côn bị mòn, chai cứng, dập, cao su giảm giật bị vỡ nát, lá côn sau bị mòn, cháy,…

3

Phương án khắc phục mà người sử dụng có thể lựa chọn tùy thuộc vào tài chính của mình:

– Thay lá côn, dán lại tấm ma sát ở búa côn, láng lại chuông côn. Phương pháp này ít tốn kém nhất nhưng tuổi thọ ngắn, công suất xe không được khắc phục triệt để.
– Thay lá côn, chuông côn, búa côn. Đây là phương án thường được áp dụng do chi phí không quá lớn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ tốt.
– Thay mới cả bộ ly hợp. Đây là phương án tốn kém nhất nhưng lại tối ưu nhất.

Tuổi thọ trung bình của một bộ ly hợp xe số (với điều kiện sử dụng bình thường) khoảng 50.000km. Tuy nhiên, tùy theo phong cách điều khiển xe của từng người mà con số đó có thể thay đổi. Khi đó các chi tiết như bát côn, búa côn, lá côn, bánh răng đã mòn gây trượt, làm cho xe yếu và ì.

*** Chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng

– Thay dầu máy có độ nhớt phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất và thay định kỳ.
– Không nên chở quá tải trong thời gian dài
– Sử dụng số phù hợp với tải, tốc độ và điều kiện địa hình.
– Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa đến trung tâm sửa chữa càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý.
– Chỉ nên dán lại lá côn trước ở các cửa hàng uy tín, có bảo hành.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bộ ly hợp trên chiếc xế của mình!

Webike.vn

Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 1.5 / 5. Số bình chọn: 2

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top