Chạy xe máy một tay có vi phạm luật giao thông không?
- 02/03/2016
Hành vi đi xe một tay nguy hiểm là vậy, song rất tiếc hiện tại chưa có chế tài xử phạt người điều khiển xe máy bằng một tay.
Hỏi: Chào báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL), cho em hỏi đi xe máy một tay có được coi là vi phạm giao thông? Và được quy định tại văn bản pháp luật nào?
Ảnh minh họa
Trên thực tế, khi điều khiển xe bằng một tay thì việc xử lý tình huống đột xuất trên đường chắc chắn không thể an toàn như bình thường. Gặp những tình huống bất ngờ, người điều khiển có thể giật mình, phanh đột ngột và tai nạn bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì phương tiện lưu thông trong nội đô rất đông.Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo ĐS&PL. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Trường hợp người điều khiển xe máy đi một tay với tốc độ cao, khi phương tiện gặp sự cố hoặc vật cản, không kịp xử lý tình huống không chỉ nguy hiểm cho chính người điều khiển phương tiện mà còn gây nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác.
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông, khuyến cáo mọi người tuyệt đối không điều khiển xe máy bằng một tay. Nguy hiểm là vậy, song rất tiếc hiện tại chưa có chế tài xử phạt người điều khiển xe máy bằng một tay.
Nhưng theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định xử phạt đối với hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường tại điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.
…
Hoặc bị xử phạt về hành vi điều khiển 1 tay trong trường hợp sau: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 6, Nghị định 107 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt, người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật sẽ bị xử phạt 200 – 400 nghìn đồng.
Trong trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô, điện thoại đi động; thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Theo đó, tại điểm h, khoản 1, Điều 6 tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định:
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
- [Ý tưởng phục hồi] Cách dễ dàng lắp khung lên trên động cơ
- Hướng dẫn chọn xích xe Non-seal, O-ring hay X-ring cho xe của bạn
- Làm sao để đánh bay các vết rỉ sét trong bình xăng xe máy
- TOP 11 loại lốp xe tốt nhất dành cho bản độ Cafe Racer
- Sự khác biệt giữa hệ thống làm mát bằng dầu, nước, không khí xe máy
-
Bộ sưu tập HONDA 400cc thập niên 70
28/10/2020