Gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy xử phạt thế nào?
Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
1. Hành vi bỏ chạy nhìn dưới góc độ hành chính:
Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:
“6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn rồi bỏ chạy thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:
“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng gây tai nạn rồi bỏ chạy thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:
“6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”
Đối với điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ gây tai nạn giao thông cũng bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Phạttừ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
2. Hành vi bỏ chạy nhìn dưới góc độ luật hình sự:
Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;…”
Webike.vn
(Theo Pháp Luật)