Xe máy quá hạn, cũ nát sẽ đi về đâu ?

  • 28/06/2016
  •  
     
     
5
(1)

Theo quyết định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/1/2018, xe gắn máy, xe ô tô các loại khi thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý.

3

Theo lộ trình xử lý sản phẩm thải bỏ, những sản phẩm trong diện bắt buộc phải thu hồi khi hết hạn sử dụng sẽ được áp dụng từ tháng 7-2015. Tuy nhiên Chính phủ đã xem xét thực tiễn và lùi thời hạn một năm. Riêng ôtô, xe máy hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi vào tháng 1/2018.  Đây là nội dung đặc biệt quan tâm trong dư luận bởi thực tế hiện nay các phương tiện quá khổ, quá hạn sử dụng vẫn lưu hành tràn lan trong khi quy định cụ thể về niên hạn sử dụng của xe gắn máy vẫn chưa có.

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nhà sản xuất xe ô tô, xe máy phải có trách nhiệm tổ chức thu hồi và tiếp nhận lại những xe thải bỏ, cũ nát, quá hạn do mình sản xuất và bán ra thị trường Việt Nam.

1

Hình thức thu hồi xử lý xe ô tô, xe máy cũ

+ Nhà sản xuất trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với nhau thực hiện thông qua điểm thu hồi hoặc hệ thống các điểm thu hồi.
+ Nhà sản xuất phối hợp hoặc ủy quyền cho đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp thực hiện.
+ Đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp trực tiếp thực hiện việc thu hồi theo quy định về quản lý chất thải mà không có sự phối hợp, ủy quyền của nhà sản xuất.

4

Trách nhiệm của Nhà sản xuất

– Tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam.
– Thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ
– Điểm thu hồi phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ, vận chuyển sản phẩm thải bỏ.
– Có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất.
– Xây dựng và thực hiện chính sách hợp lý, ưu đãi, tuyên truyền đối với người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân thu gom chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm tiếp nhận.
– Tổ chức việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi đến các trạm trung chuyển (nếu có) và cơ sở xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
– Tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải theo các hình thức sau:
+ Trực tiếp xử lý
+ Chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải trong nước có chức năng phù hợp
+ Xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý
+ Tái sử dụng
+ Các hình thức khác theo quy định

Trách nhiệm của Người tiêu dùng

– Người tiêu dùng có trách nhiệm tự chuyển đến điểm thu hồi hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm.

Quyền lợi

– Nhà sản xuất được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Pháp luật.
– Người tiêu dùng sẽ được hưởng quyền lợi theo chính sách của Nhà sản xuất.

2

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, nếu người dân mang xe ô tô, xe  máy hết niên hạn, cũ nát tới điểm thu gom của nhà sản xuất sản phẩm sẽ tốt hơn rất nhiều so việc mang đi bán đồng nát. Bởi vì ngoài lợi ích nhà sản xuất dành cho người dân thì nhà sản xuất còn am hiểu về sản phẩm của mình. Nhà sản xuất sẽ biết rằng linh kiện nào tái sử dụng được, linh kiện nào gây nguy hại cho môi trường. Khi đó, nhà sản xuất xử lý chất thải này an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Các nhà sản xuất sản phẩm ở nước Thụy Điển, Nhật Bản, Úc, Thái Lan đã thực hiện thu gom sản phẩm cũ nát từ khá lâu. Khi thực hiện, cũng có nhà sản xuất áp dụng chính sách, đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới và yêu cầu người dân phải nộp thêm một khoản tiền. Nhưng cũng có nhà sản xuất họ áp dụng hình thức hỗ trợ tiền cho người dân khi mang sản phẩm cũ đến giao nộp.

Webike.vn

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 5 / 5. Số bình chọn: 1

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top