Tìm hiểu về các hoạt động của ống pô xe máy như thế nào?

  • 29/11/2018
  •  
     
     
0
(0)

Ống pô xe máy nguyên bản trong nghiệm vụ bảo vệ môi trường được các nhà sản xuất rất quan tâm và nghiên cứu phát triển một cách tối ưu.

Ắt hẳn, ai cũng sẽ nghĩ ống xả hay còn gọi là ống pô của những chiếc xe chỉ đơn giản là đưa khí thải từ trong cỗ máy ra bên ngoài và có tác dụng biến đổi hay giảm âm thanh của luồng khí thải này. Thực ra, bản chất của nó đúng là như vậy nhưng ngoài ra, nguyên lý hoạt động cùng việc sắp xếp các vách ngăn, van xả và độ dày của bông thủy tinh bên trong ống pô là khá phức tạp để có thể đạt tiêu chuẩn về khí thải cũng như tiếng ồn.

Một trong những nghiệm vụ quan trọng nhất của ống pô xe máy là gom khí. Việc gom khí, giữ khí thải lại khu vực ống pô có nhiệm vụ tạo ra sức nén và áp lực để giữ hỗn hợp xăng – gió nằm yên tại buồng đốt để nó luôn sẵn sàng “phát nổ” khi có sự đánh lửa từ Bu-gi. Từ áp lực này, sau khi sự “phát nổ” diễn ra trong buồng đốt thì luồng khí đó sẽ trở thành khí thải và nhờ khí nén nên được hút ra phía bên ngoài, nhường chỗ cho hỗn hợp mới vào buồng đốt.

Ống pô độ thường được thiết kế đơn giản, tối ưu hóa khả năng thoát khí cho ra tiếng động kích thích

Ứng dụng này của ống pô xe máy được thể hiện rõ ràng và quan trọng nhất trên những cỗ máy 2 thì và kể cả với những cỗ máy 4 thì, công việc này cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng với hoạt động của chiếc xe. Nguyên lý hoạt động của nó còn được áp dụng để triệt tiêu hoàn toàn hỗn hợp xăng – gió, không để những dòng khí thải thừa xăng có thể lọt qua được ống xả nên sẽ giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Để sử dụng được ứng dụng này một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất, những chiếc pô hiện đại sẽ được sử dụng và đo đạc chính xác từ độ dài của ống pô, quãng đường đi của khí nén trong ống pô. Một số loại pô xe máy nguyên bản hiện đại bây giờ, các nhà sản xuất sử dụng các vách ngăn với đường đi của khí thải khá phức tạp, đặc biệt trên những chiếc xe Ducati với cỗ máy V-twin quen thuộc. Cả 2 cổ pô của những chiếc xe Ducati được thiết kế đặc biệt khi cổ pô của máy sau được uốn ra phía trước, điều này nhằm mục đích khiến 2 cổ pô có chiều dài tương đương với nhau hơn để các xung lực từ khí xả được đều hơn.

Bộ phận chuyển đổi xúc tác, điều khiển van pô trên xe hiện đại

Thế nhưng, độ dài của ống xả chỉ là một trong những yếu tố để cho các cỗ máy hoạt động trong những khoảng tua máy đều, ổn định. Còn với những dòng xe cho sức mạnh vượt trội thì điều này lại khá phức tạp và do sự điều khiển nghiêm ngặt từ các van pô.

Yamaha là hãng xe đầu tiên nghiên cứu và phát triển vấn đề này khi sử dụng các van đặt trong ống xả để thay đổi cái cách mà các sóng áp suất từ khí xả ra cổ pô tại các vòng tua khác nhau. Hãy thử cưỡi trên một chiếc xe Yamaha FZR1000 EXUP 1990, bạn sẽ thấy cảm giác rất “vừa vặn” ở mọi khoảng tua trên cỗ máy 28 tuổi này.

Với những chiếc xe hiện đại, một bộ phận khá quan trọng nữa thường được đặt giấu kín nằm phía dưới cỗ máy. Bộ phận này được sử dụng để kết nối các cổ pô với nhau hay còn gọi là “bộ chuyển đổi xúc tác”. Bộ này thường được thiết kế khá lớn với dạng hộp mà bạn có thể thấy trên đa số những chiếc xe côn tay hiện tại. Phía bên trong, hộp này thường được thiết kế như một tổ ong với ma trận của kim loại quý như bạch kim nhằm gây phản ứng giữa các loại khí thải để tạo ra hơi nước và Carbon Dioxit, giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường.Tuy nhiên, bộ trung hòa khí thải này khá nặng và cồng kềnh vì thế, rất nhiều xe sau khi về tay chủ nhân đã được độ pô, loại bỏ hoàn toàn bộ này giúp chiếc xe nhẹ nhàng và mạnh hơn.

Bầu pô giúp giảm thải, giảm tiếng ổn cho những chiếc xe phân khối lớn

Cuối cùng là bộ phận giảm thanh của pô xe. Ở phần này, ống pô của chiếc xe sử dụng các vách ngăn cùng một loại đường ống khá phức tạp để phát tán xung động đồng thời phán tán âm thanh nhằm triệt tiêu tiếng ồn lẫn nhau. Tóm lại, với những chiếc xe hiện đại bây giờ, để đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải cũng như tiếng ồn nghiêm ngặt thì các hãng xe đều phải sử dụng hệ thống ống xả rất phức tạp với nhiều loại cảm biến để hỗ trợ từ quá trình tiếp nhiên liệu cho đến quá trình xả thải.

Độ pô xe máy cho những chiếc xe phân khối lớn hiện đại là không đơn giản

Như vậy, muốn độ pô xe máy cho những chiếc xe phân khối lớn hiện đại bây giờ, chúng ta cần quan tâm đến khá nhiều hạng mục liên quan như các loại van pô, cảm biến khí thải hay đường đi của cổ pô. Quan trọng hơn cả, chính vì việc xả thải ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hút và xả của hỗn hợp nhiên liệu nên muốn độ pô chuẩn mực, chúng ta còn phải can thiệp vào sự điều khiển của ECU bằng các bản Map sao cho chuẩn chỉ để chiếc xe hoạt động chuẩn xác và ổn định nhất.

Theo Tinxe

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top