Tại sao không nên đổ đầy bình khi xe hết xăng ?

  • 18/09/2017
  •  
     
     
0
(0)

Hiện nay nhiều cây xăng thường xuyên gian lận, ăn chặn xăng của khách hàng. Nếu biết các thủ thuật của họ bạn sẽ có cách ứng phó tình trạng móc túi ngay trước mặt mình.

Các trường hợp mà nhân viên cây xăng thực hiện để gian lận khách hàng:

Trường hợp 1: Hai nhân viên đứng thao tác trên cùng một cây xăng.

Rất nhiều cây xăng đã sử dụng hai nhân viên: một người đứng bơm cho khách, người còn lại đứng ở máy bơm để bấm số tiền. Tưởng chừng hai thao tác này không có gì đặc biệt nhưng thật ra nếu như người bán xăng bấm số tiền rồi mới bơm xăng thì sẽ được đủ số lượng, còn nếu họ không bấm số tiền mà cứ bơm cho đến hết số tiền đó rồi dừng lại thì sẽ không bao giờ đủ số lượng như đồng hồ đó đã hiển thị. Nhân viên có thể viện lý do rằng vì quá đông khách nên cần 2 người làm cho nhanh, nhưng thực tế có thể, họ đang móc túi khách hàng trắng trợn.

Mánh khóe bán hàng trong trường hợp này là một người bên trong và bên ngoài, khi không có khách, một nhân viên sẽ đổ 1 ít xăng vào một dụng cụ chứa, khi khách đến, họ sẽ đổ cho khách mà không reset máy. Hoặc reset với 1 mức giá ảo nhẹ khởi điểm. Vì thế lượng xăng khách đổ không bao giờ đủ so với số tiền khách bỏ ra.

Vì vậy để tránh trường hợp này bạn nên yêu cầu nhân viên bán xăng chuyển đồng hồ về “0” trước khi bơm và không nên đổ số tiền chẵn như 50.000đ. 30.000đ. 20.000đ,…

Trường hợp 2: Yêu cầu đổ đầy bình thì nhân viên cây xăng đổ ăn gian số lít để đồng hồ hiển thị chạy thêm vài lít.

Trường hợp này không phải hy hữu.Ví dụ xe bạn chỉ có tối đa 50 lít nhưng đồng hồ hiển thị 53 lít hay bình 60 lít mà máy bơm hiển thị đã đổ 63 lít. Do bạn có thể không để ý nên không biết bình xăng mình tối đa bao nhiêu thì sẽ bị ăn gian ngay.

Để tránh trường hợp này, chúng ta nên nắm rõ xe mình chứa được tối đa bao nhiêu lít xăng nhé

Bạn có thể tham khảo dung tích bình xăng của một số loại xe phổ thông dưới đây:

Xe hãng Honda: 

  • SH 125cc và SH 150cc: 7,5 lít
  • Airblade: 4,5 lít
  • Lead: 6,5 lít
  • Click: 3,6 lít
  • Future Neo/ Future X: 3,7 lít
  • Super Dream: 3,7 lít

Xe hãng Yamaha

  • Nouvo 135/115: 4,8 lít
  • Exiter: 4 lít
  • Jupiter/Taurus/Sirius: 4,2 lít
  • Lexam: 4,1 lít
  • Classico: 4,1 lít

Xe hãng Piaggio

  • Vespa S125/S150: 8,5 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)
  • Vespa LX: 8,5 lít
  • Vespa GTS Super: 10 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)
  • Liberty RST: 7 lít (bao gồm 1,5 lít dự trữ)
  • Piaggio Zip: 7,3 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)
  • Fly: 7,2 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)

Hai nhân viên cây xăng Đức Lợi, quận 8, TP HCM thường xuyên phối hợp để bơm khống số tiền của khách. Hai người này đã tự ý nghỉ việc, bỏ trốn.

Trường hợp 3:  Cây xăng gắn chip 1 ăn 80

Giả như khi bạn yêu cầu đổ xăng đầy bình. Họ sẽ đổ đầy đó số xăng bạn được đổ không bao giờ là 1 lít (0.7 lít hoặc hơn thế). Tại sao ư? Vì ống thủy tinh (vật dụng chứa xăng để bán của cây xăng mini) không có dung tích thật như bên ngoài.

Những cây xăng mini gian lận kiểu này đều được thiết kế chỉnh “1 lít ăn 80”. Thậm chí có thể ăn gian tới 65.

Trường hợp 4: Khi cây xăng không có nhiều tài xế xe taxi hay xe tải ghé vào.

Những tài xế lái xe taxi hay xe tải là những người thường xuyên đi lại, vì thế họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu hơn chúng ta vì nếu bị gian lận thì số tiền thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn cho mỗi lần. Nếu như cây xăng đó ko tấp nập các tài xế xe taxi, xe tải… thì chắc chắn cây xăng đó có vấn đề.

Trường hợp 5: Không quan sát kỹ khi mua xăng

Thứ nhất, bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng. Thứ hai, bạn biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, bạn cũng nên lưu ý.

Anh Phạm Quang Phúc kể lại: “Một lần khi tôi ghé đổ xăng tại một cây xăng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, đồng hồ tính tiền chỉ 59.230 đồng nhưng nhân viên dừng bơm và nói hết 60.000 đồng. Tôi đưa 1 tờ 500.000 đồng và có hỏi sao bơm thiếu nhiều tiền thế. Do bực tôi và mất tập trung nên khi nhân viên trả lại tiền tôi không để ý, đút luôn tiền vào túi và đi luôn. Đến cơ quan khi thanh toán tiền điện thoại mới phát hiện chỉ được nhân viên bán xăng trả lại 40.000 đồng, còn thiếu 400.000 đồng nữa. Buổi chiều, đi làm về tôi quay lại thì nhân viên đó nói không thừa tiền nên không trả tiền cho tôi.”

*** Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách đổ xăng thông minh mà không sợ bị gian lận và nếu phát hiện gian lận, dù không có bằng chứng cụ thể thì bạn cũng sẽ biết đường mà tránh cây xăng đó trong những lần mua xăng sau này. Ngoài ra có thể khuyến cáo người thân và bạn bè giúp họ không bị móc túi.

Webike.vn (Tổng hợp)

 

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top