Những tác hại khi bơm bánh xe không đúng tiêu chuẩn

  • 06/06/2016
  •  
     
     
5
(2)

Trên xe máy, lốp xe là một trong những bộ phận quan trọng nhưng có lẽ ít được chú ý nhất. Tăng tốc nhanh, phanh gấp, vào góc cua hẹp làm lốp rất nhanh mòn. Lốp xe bị rạn nứt, bơm quá căng hoặc quá non sẽ làm cho xe hoạt động không ổn định.

6Việc duy trì áp suất lốp đúng theo tiêu chuẩn giúp cho các chức năng này ở tình trạng tốt nhất. Điều này đã được nhà sản xuất thử nghiệm nghiêm ngặt và khuyến cáo khách hàng tuân thủ đúng quy định.

3

Tác hại khi áp suất lốp xe không đúng tiêu chuẩn:

1. Khi lốp quá non (áp suất lốp xe dưới tiêu chuẩn):
+ Tải trọng của lốp xe sẽ bị bè ra, điều này sẽ rất hại cho thành lốp
+ Ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn (do điểm tiếp xúc tăng) dẫn tới động cơ sẽ phải làm việc vất vả hơn, công suất xe giảm (máy nóng, tốn xăng….)
+ Điều khiển khó khăn hơn do ma sát lốp xe và mặt đường tăng cũng như độ cứng không đủ dẫn tới độ linh hoạt lái giảm.
2. Nếu lốp quá căng (áp suất lốp xe lớn hơn tiêu chuẩn)
+ Do áp suất lốp xe tăng khi xe chạy (không khí trong lốp giãn nở do ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm nhiệt độ lốp tăng) dẫn tới dưới tải trọng của xe, các lớp bố dãn nở không đều. Lốp xe sẽ bị giãn nở sau một thời gian sử dụng (lốp bị vặn, méo, phình). Thậm chí, nếu lốp quá căng và bạn chạy xe với 1 quãng đường dài, vận tốc cao thì rất có khả năng lốp xe bị nổ.

2+ Ma sát giữa lốp xe và mặt đường giảm đi sẽ làm quãng đường phanh tăng lên, thậm chí sinh ra hiện tượng lốp xe bị trượt mất điều khiển. Cả hai điều này đều rất nguy hiểm cho người sử dụng cũng như những người tham gia giao thông xung quanh.
+ Khả năng hấp thụ các va chấn từ mặt đường, giảm. Gây bất ổn không thoải mái cho người sử dụng và hại các chi tiết chính xác trên xe như các đồng hồ, linh kiện điện, bóng đèn, giàn nhựa….
+ Ma sát giữa lốp xe và mặt đường giảm cũng làm khả năng điều khiển giảm (bạn dễ mất lái khi cua vòng, vào đường trơn trượt hay có cát).

1

Hậu quả của việc chạy xe khi lốp có áp suất không đủ không nhất thiết sẽ phải xảy ra ngay lập tức và có thể trở nên rõ ràng sau khi sửa chữa. Áp suất lốp nên được kiểm tra thường xuyên khi “lốp nguội” mỗi khi xe trở về gara bằng các công cụ kiểm tra áp suất (theo lời khuyên của nhà sản xuất). Ngoài ra, độ cao có thể có ảnh hưởng nhẹ tới áp suất khí. Càng lên cao 300 m so với mực nước biển, áp suất khí tăng xấp xỉ 0,5psi.
*** Lưu ý quan trọng là không nên quên lốp dự phòng và không bao giờ được tháo hơi khi lốp còn ấm, ngay sau khi xe vừa dừng chạy.
5

Chức năng của lốp trước và sau

+ Lốp trước và lốp sau có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình hoạt động của xe, do đó cấu tạo của chúng cũng có sự khác biệt nhất định, lốp trước chủ yếu làm nhiệm vụ dẫn hướng, do đó cấu tạo về hình dạng của gai lốp thường có dạng gai dọc giúp tăng ổn định khi lái, giảm lực cản lăn, thoát nước tốt và độ trượt nhỏ.
+ Lốp sau có vai trò là lốp chủ dộng, do vậy cấu tạo của gai lốp sau thường có hình dạng gai ngang tạo ra ma sát tốt với mặt đường đồng thời lớp vải bố của bố lốp cũng thường nhiều hơn để đảm bảo chức năng chịu tải trọng.
Tuy nhiên, cũng có một số loại xe được trang bị loại lốp có gai dạng kết hợp cả gai ngang và gai dọc cho cả bánh trước và bánh sau để đảm bảo phù hợp với điều kiện đường của vùng xe hoạt động.
Khi thiết kế các nhà sản xuất tính toán đến điều kiện đường xá, giao thông vùng xe hoạt động cũng như các yêu cầu vận hành của xe để đảm bảo xe hoạt động an toàn, ổn định và đạt được hiệu suất cao nhất. Bạn có thể tìm thấy loại lốp được yêu cầu trong sách hướng dẫn sủ dụng.

 Webike.vn

Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 5 / 5. Số bình chọn: 2

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top