Nguyên nhân dẫn đến búa côn và chuông côn xe số bị hỏng

  • 03/07/2016
  •  
     
     
3.4
(11)

Khi bộ côn xe số bị ì lúc và số lên ga động cơ xe rú lên nhưng xe vẫn ì không chạy. Đó là biểu hiện của bộ côn đã xuống cấp, trong đó có bộ côn trước bao gồm: Búa côn và chuông côn.

1

Dấu hiệu hư hỏng

– Tốn xăng hơn bình thường do tổn thất công suất động cơ trên đường truyền lực.

– Xe yếu, gia tốc kém đặc biệt là khi chở nặng.

– Số nặng, khó vào, hay giắt số do búa côn không ngắt dứt khoát khi giảm ga.

– Khi chuyển số (tăng hoặc giảm), tăng tốc hoặc giảm thì xe bị giật mạnh và cần vòng tua lớn khi chuyển bánh do khoảng giữa bề mặt tấm ma sát trên búa côn với mặt trong của bát côn lớn.

– Có tiếng hú từ phía động cơ do cặp bánh răng ăn khớp giữa bộ côn trước và bộ côn sau bị rơ gây va đập và rung.

bo con sau cua ly hop xe so

Bộ côn sau của ly hợp xe số

Nguyên nhân:

– Thời gian sử dụng quá lâu, theo thời gian các chi tiết trên bộ côn bị não hóa và kém dần đi, khả năng làm việc giảm.

– Người sử dụng không thay dầu, khi dầu máy cạn và nhiệt độ động cơ lên cao quá múc, vật liệu các chi tiết giãn nở và biến tính. Chuông côn sẽ mòn nhanh chóng và búa côn cũng mòn và trơ lỳ theo. Các lá côn bị giảm ma sát ướt, ma sát khô xuất hiện với nhiệt độ cực cao, giữa các lá côn không tạo được màng dầu và mài trực tiếp vào nhau, làm cho các lá bị động mòn và trơ lì nhanh chóng.

– Sử dụng dầu máy kém chất lượng, tuy dầu máy không bị hết nhưng không còn tác dụng bảo vệ bộ côn như dầu máy tốt. Nhiệt độ động cơ cũng lên cao, chuông côn cũng mòn nhanh chóng. Dầu máy kém thì sẽ không tạo được màng dầu giữa các là côn và các lá côn gần như mài trực tiếp vào nhau, lá phíp bị động cũng bị mòn nhanh chóng.

– Sử dụng không đúng cách như: ga thốc, ép ga, ép số. Lúc này nhiệt độ động cơ lên cao, cả động cơ và bộ côn đều bị quá tải. Các bề mặt làm việc của chuông côn, búa côn và lá côn luôn trong trạng thái tải nặng, phá vỡ các lực ma sát tại các bề mặt làm việc. Khi côn bị quá tải nhiều lần thì sẽ mòn ở tất cả ba bộ phận làm việc chính của bộ côn.

– Phụ tùng thay thế kém chất lượng, phíp búa rán.

2

Hậu quả:

– Bề mặt làm việc của búa và chuông trơ lì. Sinh nhiều nhiệt, nóng máy, làm thay đổi tính chất của vật liệu bề mặt làm việc. côn trước bị trượt, hiệu suất truyền tải kém, gây tổn nhiên liệu và ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

– Côn là một khâu cực quan trọng trong hệ truyền động động năng từ động cơ về bánh sau. Côn sẽ trực tiếp truyền và cắt mô – men từ động cơ sang hộp số. Nếu bộ côn kém nghĩa là hiệu suất truyền tải kém, dẫn đến động năng rơi vãi, không truyền hết đến bánh sau. Động năng thì được chuyển từ hóa năng của nhiên liệu. Như vậy côn kém dẫn đến tình trạng hao tốn xăng.

– Tuổi thọ động cơ giảm. Để đạt tốc độ mong muốn của người đi thì số vòng quay của động cơ phải tăng lên. Do phải làm việc vất vả hơn, động cơ luôn trong trạng thái chạy tốc độ lớn, cộng với nhiệt sinh ra nhiều, động cơ sẽ nhanh chóng bị rão.

– Bộ số bị va đập nhiều hơn khi động cơ chạy với tốc độ cao.

– Xe rung khi chạy ở tốc độ cao.

Cách khắc phục

+  Cách 1. Láng phẳng chuông côn bằng máy tiện. Rán lại phíp của búa côn bằng phíp mới, sau đó tiện tròn bề mặt phíp sao cho thích hợp với nòng mới của chuông côn. Biện pháp này hạn chế thay thế, tuy nhiên nó có rất nhiều hạn chế: Phíp rán lên búa thường kém chất lượng, sau khi chạy một thời gian 3 -4 tháng thì phíp bị bở và trượt, chuông côn bị láng mỏng đi, thông số kỹ thuật thay đổi. Biện pháp này gây sai số lớn, chất lượng bộ côn phụ thuộc nhiều vào tay nghề người làm. Chi phí cho việc phục hồi dao động trong khoảng 100 – 150 nghìn đồng.

+ Cách 2. Thay cả búa và chuông mới. Búa côn mới có phíp được đúc bằng dung dịch lỏng ở nhiệt độ cao, khả năng bở và trượt là không có, mặt khác chuông thay mới nên độ thông số kỹ thuật chuẩn hơn, khe hở giữa búa côn và chuông côn chính xác hơn. Với biện pháp này thì bộ côn của bạn gần như một bộ côn mới, khả năng vận hành và tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với phương án trên. Chi phí cho phương án này khoảng 600 – 800 nghìn đồng, biện pháp này trước mắt phải chi nhiều tiền hơn nhưng hiệu quả lâu dài và xét kỹ thì kinh tế hơn. Chỉ riêng mức xăng tiêu hao tăng lên là đủ giúp bạn nhận ra điều đó chứ chưa kể những tổn hại khác.

Khi bộ côn thực sự kém, các bánh răng truyền tải, các bộ phận bạc , long đen, vòng bi cũng bị mòn theo tạo thành những khe hở lớn vượt quá độ dung sai cho phép, sinh ra tiếng hú và tiếng va đập trong bộ côn nghe rất khó chịu. Để giải quyết được những vấn đề này hiệu quả và an toàn nhất thì chúng ta nên thay mới đồng bộ cả bộ côn. Đương nhiên phương án này cần phải có kinh tế và nên xem xét kỹ.

*** Để bộ côn luôn bền, thì phải tránh các nguyên nhân hỏng hóc trên. Khi phát hiện hỏng hóc hoặc không đủ chất lượng thì nên thay thế hoặc bảo dưỡng đúng cách.

Webike.vn

Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 3.4 / 5. Số bình chọn: 11

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top