Muốn “thuần phục” mô tô Phân khối lớn thì hãy làm những điều này

  • 23/09/2016
  •  
     
     
5
(1)

Điều khiển mô tô phân khối lớn không hề đơn giản, nó đòi hỏi những cách thức bài bản để chế ngự mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Mô tô PKL có sức mạnh và tốc độ lớn hơn rất nhiều so với xe máy bình thường, chính vì vậy việc điều khiển mô tô phân khối lớn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Trước khi ngồi lên xe, người điều khiển cần biết những kiến thức cơ bản để hạn chế thấp nhất những tình huống không đáng có.

>> 13 Mẫu xe phân khối lớn thịnh hành nhất ở Việt Nam
>> Xe phân khối lớn nên dùng dầu nhớt loại nào?
>> Kinh nghiệm chọn xe cho người mới chơi xe mô tô phân khối lớn

thuanphuc1

Dưới đây là một số thay đổi và chiêu thức để bạn có thể “thuần hóa” môtô PKL. Không những vậy, các chiêu thức này cũng sẽ rất hữu ích với các loại xe máy, xe tay côn khác.

Không mang dép khi lái xe

Đi dép khi điều khiển môtô PKL sẽ không đảm bảo độ an toàn khi xe đang chạy, đặc biệt gây khó khăn cho việc chống chân dừng xe. Kinh nghiệm cho thấy, giày bảo hộ hay giày buộc dây sẽ hạn chế được tối đa những va chạm hay đổ xe. Làm tăng độ an toàn cho người điều khiển và dễ dàng trong việc thao tác cần số.

thuanphuc2Không đi dép khi điều khiển xe phân khối lớn

Tạo thói quen đặt tay lên phanh

Hãy tạo thói quen luôn đặt ít nhất một ngón tay lên phanh. Chỉ cần một giây bạn không tác động lên phanh cũng gây ra những cách biệt khá lớn trong việc dừng lại hoặc va chạm. Khi lái xe với tốc độ chậm, sử dụng phanh sau giúp xe ổn định mà không làm tăng vận tốc xe, điều này thích hợp với việc lái xe trong các khu đô thị, khu đông dân cư. Rèn luyện kỹ càng để cân bằng tay ga và phanh luôn là đòi hỏi quan trọng trước khi bắt đầu những chặng đường “tốc độ”.

thuanphuc3 Luôn đặt tay lên phanh

Bóp càng phanh bên phải để khởi động xe

Việc tương tác với phanh trên mô tô phân khối lớn luôn là điều quan trọng. Để đề máy một chiếc xe đang dừng lại, cài sẵn số 1 mà không bị trượt bánh khi cắt côn, cần thực hiện những bước cơ bản sau: ngồi lên yên, dựng đứng thân xe, đá chống nghiêng, bóp càng phanh bên tay phải, bóp tay côn, đề máy, nhả tay côn từ từ, đồng thời nhả càng bóp phanh, cuối cùng là vặn ga nhịp nhàng cho xe chạy. Việc thiếu đi một trong những bước cơ bản trong việc khởi động xe cũng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

thuanphuc4 Lưu ý bóp càng phanh tay phải khi đề máy

Duỗi các ngón tay khi bóp càng phanh phải

Việc thả lỏng duỗi các ngón tay khi bóp càng phanh giúp cho việc nhả tay ga đóng bướm ga triệt để, linh hoạt giảm tốc. Một lợi ích nữa rất ít người biết đó là khi xe di chuyển trên đường dốc, hay không bằng phẳng, xe sẽ chồm lên, theo phản xạ, người lái sẽ siết chặt tay ga, tăng tay ga lao tới mất kiểm soát.

thuanphuc5 Duỗi các ngón tay khi bóp phanh phải

Ôm sát chân khi lên xe

Người lái cần nhấc đùi cẩn thận quàng chân qua yên xe trước khi “kéo” thân người ngồi lên. Việc ôm sát đùi vào thân xe khi lái xe giúp người lái giữ thăng bằng tốt hơn trong các khúc cua hay đường dốc. Những động tác “nhanh gọn” tưởng chừng như không thành vấn đề, tuy nhiên, việc vội vã bước lên xe sẽ khiến nhiều trường hợp dễ mất thăng bằng, dễ vướng vào yên xe sau nhô cao gây ngã xe.

thuanphuc6 Ôm sát chân vào xe khi lên xe và lái xe

Đặt mũi chân trên thanh gác chân

Chúng ta thường thấy một số người lái mới đặt gót chân lên thanh gác chân. Đây là sai lầm lớn phổ biến nhất hiện nay, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các xử lí động lực học. Nếu chân của bạn được đặt chính xác vào gác chân, bạn có thể tạo ra nhiều trọng lượng khi vào cua. Đồng thời tránh được các rung chấn của mặt đường lên ống chân và phần trên cơ thể, điều này giúp cho việc điều khiển xe trở nên êm ái hơn. Bên cạnh đó, việc đặt chân đúng vị trí sẽ làm tăng độ đàn hồi cho bàn chân, cổ chân, cho phép người lái linh hoạt thay đổi nhẹ nhàng vị trí cơ thể.

thuanphuc7 Đặt mũi chân lên thanh gác chân khi lái xe

Kỹ thuật này hiệu quả với hầu hết các dòng mô tô, duy chỉ có Cruiser không gây khác biệt với gác chân có bề mặt lớn.

Nên chạy xe theo đường zít zắt rộng (không có nghĩa là lạng lách, đánh võng)

Việc thay đổi vị trí lưu thông so với đường thẳng (sát lề hoặc sát vạch kẻ phân làn) sẽ giúp người lái có tầm nhìn rộng hơn, điều này thật sự có ích khi điều khiển mô tô với tốc độ cao. Không nên lưu thông duy nhất một đường thẳng quá dài. Việc thay đổi vị trí lưu thông trên đường ngoài việc giúp bạn nổi bật hơn trên đường cao tốc hay đường nhiều làn ít xe chạy, bên cạnh còn giúp bạn tỉnh táo và nhận thức tốt hơn. Người điều khiển xe phía sau sẽ chú ý vào xe của bạn, như vậy tránh được nhiều trường hợp va chạm khi lơ là.

thuanphuc8 Không nên lưu thông duy nhất một làn đường

Bẻ hết đầu xe về bên phải khi dựng chống nghiêng

Đây là thao tác mới vì từ trước đến nay các biker Việt Nam quen với việc bẻ ghi-đông về tay trái cho thuận chiều. Tuy nhiên, việc bẻ ngoặt ghi-đông về tay phải sẽ tạo khoảng trống giúp biker dễ dàng lên hay xuống xe, không bị vướng hông, đùi khi cầm lái.

thuanphuc9

Khóa bánh xe khi tắt máy

Trước khi tắt máy đỗ xe, cần cài số để khóa bánh xe. Nhất là đỗ xe trên đường dốc, việc làm này giúp xe không bị trượt chạy, hay có ai đó vô tình chạm vào xe.

thuanphuc10 Khóa bánh xe khi dựng chống đứng

Bên cạnh những chiêu thức để điều khiển mô tô phân khối lớn trên đây, bạn cần trang bị cho mình đồ bảo hộ và những kiến thức cơ bản trong các lớp học mô tô. Đảm bảo rằng việc cầm lái mô tô phân khối lớn một cách an toàn cũng giống như cầm lái chính mạng sống của mình.

Webike.vn
Theo TRed

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 5 / 5. Số bình chọn: 1

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top