Mã lực là gì? Làm sao tính được mã lực cho xe máy?
- 23/10/2019
Công suất động cơ của một chiếc xe thường được hiểu qua mã lực. Vậy trên thực tế nói về mã lực không phải ai cũng biết và hiểu rõ.
Mã lực đúng như tên gọi của nó chính là sức ngựa. Mã lực có tên tiếng Anh là “horse power”, người đầu tiên đưa ra khái niệm này là James Watt, vào năm 1782. Mã lực (viết tắt là HP – horse power) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.
Lúc đầu, Jame Watt chưa phân chia các loại mã lực khác nhau nên sau đó, các nhà khoa học đặt tên cho cách gọi của ông là mã lực cơ học (mechanical horsepower). Một mã lực cơ học có giá trị chính xác 745,69987158227022 W, nghĩa là công suất 1 bóng điện 100 W sẽ bằng 0,13 mã lực. Để có hình ảnh trực quan hơn, mã lực cơ học được mô tả là công mà một chú ngựa bỏ ra để kéo 33.000 pound (1 pound = 454 gram) lên 1 foot (30,48 cm) trong thời gian 1 phút (minute).
Cách quy đổi mã lực
*** 1 mã lực bằng bao nhiêu w?
HP được đưa ra với những định nghĩa khác nhau, tùy theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, mã lực chính thống nhất là mã lực của Anh được ký hiệu là HP. Trong đó:
1 HP = 0,746 kW = 746 W
Các định nghĩa mã lực thường giao động từ khoảng 0.735 đến 0.746 kW.
Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị “mã lực” và “kW” (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:
Ở nước Anh: 1 HP = 0,746 kW.
Ở nước Pháp: 1CV (mã lực) = 0,736 kW
1 kW = 1,36 HP.
Có nhiều định nghĩa mã lực, với giá trị khác nhau dao động từ 735 đến 746W.
Phân loại mã lực
Mã lực được phân loại như sau:
– Mã lực cơ học (mechanical horsepower): dùng để nói về công suất sức máy.
– Mã lực hệ mét (metric horsepower): Các đơn vị khác nhau được sử dụng để định nghĩa mã lực này là PS, cv, hk, pk, ks và ch, các đơn vị này đều được dịch là mã lực.
– Mã lực điện (electrical horsepower): Mã lực này được sử dụng cho các máy điện.
– Mã lực nồi hơi (boiler horsepower): Đây là mã lực dùng để chỉ khả năng của lò hơi nhằm cung cấp hơi cho động cơ hơi nước. Khi mới sử dụng hơi nước, công suất lò hơi gần như tương đương với công suất của động cơ được cung cấp bởi lò hơi.
– Mã lực thủy lực (hydraulic horsepower): Đây là mã lực được sử dụng để ước tính công suất cơ học cần thiết để tạo ra tốc độ dòng chảy thủy lực đã biết.
– Mã lực thanh kéo (drawbar horsepower): Đây là con số được đo đạc thay vì tính toán, là sức mạnh đầu máy có sẵn để di chuyển một vật, đó có thể là xe lửa hoặc máy kéo nông nghiệp.
Hơn nữa, còn có hai loại mã lực đặc biệt:
– Mã lực thuế (tax horsepower): Là một đánh giá phi tuyến tính của xe cơ giới vì mục đích thuế.
– Mã lực RAC: được thiết lập bởi Câu lạc bộ ô tô Hoàng gia ở Anh. Được sử dụng để biểu thị cho sức mạnh của những chiếc xe hơi Anh đầu thế kỷ 20.
Làm sao tính được mã lực cho xe máy ?
Thường khi tìm hiểu về thông số xe, bạn sẽ bắt gặp các khái niệm về công suất máy như: 10kW tại 7000 vòng/phút, hoặc 11kW tại 6500 vòng/phút. Sau khi đọc các thông số này, ta có thể hiểu xe sẽ đạt công suất lớn nhất tại số vòng quay là 7000/phút hoặc 6500/phút. Điều này có nghĩa, nếu công suất cực đại càng lớn thì xe đạt được tốc độ càng cao.
Một số nhà sản xuất thường nói quá số công suất thực tế để thu hút người mua, một số khác thì lại hạ thấp số công suất để tránh các loại giấy tờ bảo hiểm cho xe có công suất lớn. Vậy làm cách nào để ta tính được mã lực chính xác cho xe máy?
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp SAE. Phương pháp này có nhiều sai số nên vào năm 2004, người ta đã công bố phương pháp đo công suất mô men xoắn mới có tên là J1349. Cách thức tính được áp dụng theo các bước dưới đây:
Đầu tiên ta phải xác định đường kính (bore) và khoảng chạy của piston (K)
Ví dụ xe 1976 Kawasaki KZ750, theo thông số là: 78mmx78mm
Khi đó sẽ áp dụng công thức tính diện tích hình tròn:
S = r2 x 3,14
A = d2/4 x 3,14
Nhân pi*D(cm)^2/4 x K = cm^3:
(7.8 cm (bore) X 7.8 cm (bore) X 3.141593/4) X 7.8 cm (stroke) = 372.71195442 (cm^3).
Lấy kết quả nhân với số xi-lanh
372.71195442 x 2 = 745.42390884 hay 745cc
Cách xác định công suất theo mã lực cũng là công việc phức tạp và tốn kém. Công suất động cơ mà các nhà sản xuất ghi trong bảng thông số kỹ thuật xe là công suất cực đại, nghĩa là công suất lớn nhất mà chiếc xe có thể đạt được tại vòng tua nhất định. Đường cong biểu diễn công suất theo số vòng tua máy luôn tồn tại một điểm cực đại, và giá trị công suất tại điểm đó là công suất tối đa của động cơ. Công suất thể hiện cho khả năng đạt vận tốc tối đa của chiếc xe nhưng nó không đại diện cho khả năng tăng tốc. Vì vậy, công suất cao chưa chắc xe đã “bốc” mà còn phụ thuộc vào mô-men xoắn và vòng tua máy.
Công suất sinh ra tại máy cũng có sự khác biệt với công suất ở bánh xe. Nếu như động cơ có công suất 100 mã lực thì sau khi truyền động qua các hệ thống dẫn động thì sức mạnh ra đến bánh xe sẽ bị mất mát một vài phần.
Vì vậy, công suất mà nhà sản xuất đưa ra chỉ là giá trị tham khảo, còn muốn biết sức mạnh thực sự của chiếc xe, chỉ còn cách lái thử.
Tags: Mã lực xe máy-
- [Ý tưởng phục hồi] Cách dễ dàng lắp khung lên trên động cơ
- Hướng dẫn chọn xích xe Non-seal, O-ring hay X-ring cho xe của bạn
- Làm sao để đánh bay các vết rỉ sét trong bình xăng xe máy
- TOP 11 loại lốp xe tốt nhất dành cho bản độ Cafe Racer
- Sự khác biệt giữa hệ thống làm mát bằng dầu, nước, không khí xe máy
-
Bộ sưu tập HONDA 400cc thập niên 70
28/10/2020