Làm thế nào chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn
- 05/04/2017
Có thể nhiều người tại Việt Nam đang miễn cưỡng đội trên đầu chiếc mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông với ý nghĩ “đối phó CAGT”, tuy nhiên chính vật khó chịu hay “nồi cơm điện” này lại chính là thứ bảo vệ tính mạng của bạn khi xảy ra tai nạn. Hãy tìm hiểu tại sao bạn phải cần đến và nên mua một chiếc mũ bảo hiểm đúng chuẩn.
Rất nhiều loại mũ bảo hiểm đang lưu thông trên thị tường trông có vẻ đơn giản, nhưng điều này chỉ đúng đối với những loại rẻ tiền kém chất lượng mà thôi còn bên trong những chiếc mũ cao cấp là cả một công nghệ phức tạp, đặc biệt.
Nhờ có mũ bảo hiểm mà những ca tử vong do chấn thương sọ nào giảm đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu công nghệ nào mang đến điều kì diệu này nhé.
Lớp Vỏ Bảo Vệ
Đây đơn giản là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, tác dụng tương tự như chiếc mai rùa, chịu lực va đập từ bên ngoài giúp các thành phần bên trong được an toàn. Nguyên thủy chiếc mũ bảo hiểm xe máy chính là mũ bảo vệ đầu của các binh sĩ tham gia chiến tranh thế chiến, nó có thể chống được… đạn trong một số trường hợp.
Từ vật liệu sắt thép ban đầu, để phù hợp với mục đích bảo vệ Biker trên đường, các nhà thiết kế đã đưa vào sử dụng vật liệu tiên tiến hơn như sợi thủy tinh và polycarbonate. Ngoài ra còn có một số chuyên gia khuyên sử dụng vật liệu sợi carbon gia cố Aramid để tăng sức bền.
Những lớp vật liệu xếp chồng lên nhau sẽ có tác dụng bảo vệ tăng gấp nhiều lần so với một lớp duy nhất bởi sức bền vật liệu thay đổi theo mức độ dày mỏng và sự đồng nhất. Bên cạnh đó, lớp vỏ còn là nơi chứa đựng những ý tưởng thiết kế, hình dáng hoa văn… tùy theo sở thích cá tính mỗi người.
Nhiều năm trở lại đây, vật liệu Composite thường được sử dụng thay vì vật liệu cao cấp bởi lý do rẻ tiền, bắt mắt, dễ tạo dáng… đây chính là nguyên nhân các vụ tai nạn thảm khốc vẫn xảy ra cho dù nạn nhân có đội mũ. Các nhà sản xuất có lương tâm thường sử dụng vật liệu nhựa đúc Polycarbonate thay vì Composite kém an toàn. Điều tạo nên chất lượng không đâu khác chính là mật độ các lớp lót của vỏ bảo vệ.
Theo nguyên tắc thì lớp vỏ bên ngoài này hoàn toàn có khả năng chịu được các va đập thông thường mà không bị biến dạng, chẳng ai đi mua mũ bảo hiểm rồi đập mạnh để kiểm tra có tốt hay không vì cho dù thế nào, sự trầy xước lớp bên ngoài gây ra cái nhìn không mấy thiện cảm. Ai cũng thích đồ mới, vì vậy, nên dùng mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng vì chúng có quy cách tương đương các mũ đã qua kiểm định độ cứng.
Lớp lót EPS
Đây là lớp bọc tiếp xúc với đầu, nó không bao giờ bị biến dạng đến mức dẫn đến tổn thương bên trong. Lớp lót thường được làm từ EPS( Polystyrene) có mật độ vật chất không giống nhau với từng vị trí kẹp tiếp xúc đầu. Do đó, nó làm chậm sự chuyển động của lực nén, hấp thụ gần như hoàn toàn và phân phối đều lên vỏ, giảm chấn thương cho đầu.
Nó như một rào cản lực tác dụng gián tiếp lên đầu mà nếu không có nó, tuy không bị tiếp xúc, vỏ não vẫn bị va đập mạnh gây tổn thương nên trong… Chính vì lý do này, hãy thay miếng lót khi cần thiết để đảm bảo độ an toàn cho chính bản thân.
Lớp lót “tiện nghi” bên trong
Đây là nơi tạo cảm giác êm ái cho da đầu của bạn. mũ bảo hiểm tốn chính là mũ có lớp lót đủ mềm mại khiến cho da đầu không quá căng khi sử dụng thời gian dài. Một điểm nữa cần lưu ý, lớp trong cùng này cần phải vừa vặn với đầu giúp bạn không cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng.
Tấm che mặt
Rõ ràng là cần thiết và cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn vẫn nhìn thấy đường trong khi bụi bặm hay đất đá không thể gây tổn thương cho mắt, trán và da mặt. Thông thường miếng che này được làm từ nhựa Polycarbonate.
Các khớp nối cùng đinh tán
Giới chuyên môn gọi nó là “Retention system”. Nhờ hệ thống này, các thành phần gắn chặt với nhau và vượt qua các giới hạn lực tác động lẫn khả năng chịu đàn hồi. Trước khi được bán cho khách, tất cả các chi tiết này đều phải qua kiểm định đo lường và tuyệt đối an toàn với người sử dụng. Nó có các lò xo và bản lề siêu bền, vì thế nên trong hầu hết các tai nạn trên đường đua GP, chưa thấy các con ốc hay đinh tán này văng ra khỏi mũ bảo hiểm bao giờ.
Một chiếc xe có giá trị vài chục hay vài trăm triệu đồng, tính mạng thì vô giá và một chiếc mũ bảo hiểm loại tốt có thể đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế có giá chừng trên dưới 1 triệu đồng. Đây là điều chúng ta cần suy nghĩ…
Webike.vn
Sưu tầm
-
- [Ý tưởng phục hồi] Cách dễ dàng lắp khung lên trên động cơ
- Hướng dẫn chọn xích xe Non-seal, O-ring hay X-ring cho xe của bạn
- Làm sao để đánh bay các vết rỉ sét trong bình xăng xe máy
- TOP 11 loại lốp xe tốt nhất dành cho bản độ Cafe Racer
- Sự khác biệt giữa hệ thống làm mát bằng dầu, nước, không khí xe máy
-
Bộ sưu tập HONDA 400cc thập niên 70
28/10/2020