Chọn loại phuộc nào cho chiếc Cafe Racer của bạn?

  • 31/10/2016
  •  
     
     
0
(0)

Phuộc xe hay giảm xóc là bộ phận rất quan trọng của xe, nó ảnh hưởng chức năng của xe, mức an toàn cho người cầm lái và tác động trực tiếp đến vẻ ngoài của xe. Vì thế mà lựa chọn loại phuộc phù hợp cho chiếc Cafe Racer mà bạn sắp độ là điều không thể bỏ qua. 

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban

*** Phuộc hay giảm xóc là bộ phận liên kết bánh xe và càng xe (chảng ba, gắp sau) xe nhằm hạn chế tối đa quá trình dằn, xóc do bánh xe tiếp xúc chướng ngại vật (lồi, lõm, gồ ghề…) trên đường, nhằm mục đích tạo độ êm ái cho xe khi vận hành và độ an toàn cho người cằm lái.

*** Việc chọn phuộc xe phù hợp cho một chiếc xe độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người lái và hình dáng của xe. Đặc biệt đối với các bản độ cổ điển nói chung và Cafe Racer nói riêng thì càng phải chú ý.

Phuộc (giảm xóc) dạng ống lồng – Telescopic

Đây là loại phuộc thông dụng nhất hiện nay dễ thiết kế và lắp ráp, giá rẻ, trọng lượng nhẹ phù hợp cho các bản độ cổ điển. Tuy nhiên nhược điểm là dễ bị cong khi va chạm mạnh và khó phát hiện khi bị hỏng hóc.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban1

Phuộc ống lồng UP-SIDE-DOWN (hành trình ngược)

Là loại thuộc ống lồng nhưng được lắp đảo ngược lại (phần ống phuộc được cố định vào chảng ba và phần trụ được cố định vào cốt bánh trước). Có ưu nhược điểm tương tự như phuộc ống lồng cổ điển nhưng hiệu suất cao hơn nên thường phù hợp với các dòng thể thao phân khối lớn.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban2

Phuộc Giò Gà – Leading Link Fork

Đây là loại phuộc có khớp xoay được. Loại phuộc này có 1 đầu gắn trực tiếp lên bánh còn đầu còn lại gắn vào chảng 3 thông qua một thanh nối (ống thép). Đây là loại phuộc giá thấp, hiệu quả giảm chấn tốt đối với những gập ghềnh nhỏ, dễ phát hiện khi hư hỏng tuy nhiên độ bền kém và không ổn định ở các đoạn đường dốc.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban3

Phuộc Nhíp – Trailling Link

Đây là loại phuộc không có cấu tạo lò xo hay pit-tong mà nó hoạt động bằng một hệ thống nhún được thiết lập bởi các thanh sắt (nhíp sắt) tương tự như bộ giảm xóc xe tải hay xe xích-lô. Đây là loại phuộc có thể tự chế, giá rẻ, độ bền cao (ở điều kiện phù hợp) và dễ sửa chữa, nhưng tác dụng chỉ giới hạn ở mức nhất định và rất dễ hư hỏng khi đi vào đường xấu.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban4

Phuộc lò xo – Springer

Đây là một loai phuộc có cấu trúc độc đáo (hoạt động có phần giống phuộc giò gà nêu trên nhưng kết cấu phức tạp hơn) với lò xo đơn hoặc đôi được lắp thẳng lên chảng 3. Phuộc này kết nối với bánh xe bằng một đôi chân trụ qua bộ khớp bản lề (khớp này mới thực sự có nhiệm vụ giảm xóc). Thường được sử dụng cho dòng xe cổ điển đặt biệt là chopper.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban5

Phuộc Ống lồng Earles

Phuộc Earles do kỹ sư Ernest Erles sáng chế vào năm 1953 nên có tên gọi như vậy. Đây là loại phuộc gồm một đôi ống lồng được gắn vào trục của bánh trước kết hợp với một bộ nhún tạo thành bộ giảm xóc hình tam giác cân. Nhờ vào sự kết hợp này mà phuộc Earles hoạt động tốt hơn hẳn so với phuộc ống lồng thông thường. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm nguy hiểm là làm bánh trước khó bám đường dễ gây mất lái.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban6

Phuộc xà – Phuộc Girder

Đây là loại phuộc khá phổ biến ở những dòng Harley-Davidson cổ điển. Lò xo nhún đồng thời là trục xoay cho phép cổ xe hoạt động linh hoạt. Nhưng loại phuộc này chỉ hoạt động trong một tầm nhún nhất định, đối với những hố sâu độ nhún rất kém. Về thiết kế nó không phù hợp với những mẫu xe hiện đại vì kết cấu chiếm khá nhiều không gian ở phần đầu.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban7

Phuộc tay đòn dài / tay đòn xa – Telelever

Loại phuộc này có kết cấu khá hiện đại với thiết kế lò xo nhún cùng trục với tay lái. Xe sử dụng phuộc này khi gặp xóc hoặc bóp phanh sẽ có chiều hướng chúi về trước làm xe cân bằng so với lực phanh xe tạo độ bám đường tốt. Nhược điểm của loại phuộc này chính là triệt tiêu cảm giác làm người lái khó phân biệt được các chứng ngại dằn xóc nhỏ, sẽ rất nguy hiểm trong một số trường hợp.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban8

Phuộc tay đòn đôi / tay đòn kép – Hossack | Fior (Doulever)

Đây là một sáng tạo của BMW từ mẫu phuộc Telelever nói trên nhưng có cấu tạo khác hoàn toàn (cơ bản cùng nguyên lý hoạt động). Phuộc Doulever có thiết kế kết nối trục bánh và cổ xe theo góc vuông nên còn được gọi là hệ lái vuông góc – steered upright. Ưu điểm cải tiến lớn nhất của loại phuộc này chính là tạo độ ổn định và triệt lực dằn, nhồi dù xe có bị tác động khi quẹo cua hay trên đường thẳng.

chon-loai-phuoc-nao-cho-chiec-cafe-racer-cua-ban9

*** Tùy theo tính năng, kiểu dáng và quan trọng là mục đích của bạn “độ xe để làm gì?” mà chọn cho mình loại phuộc xe phù hợp cho mình nhé.

Webike.vn

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top