Những giấy tờ cần bắt buộc mang theo khi điều khiển xe máy

  • 30/10/2019
  •  
     
     
3
(8)

Trình tất cả các giấy tờ xe là điều đầu tiên khi bạn bị Cảnh Sát Giao Thông hỏi thăm. Thế nhưng đôi khi có những bạn lại mang thiếu một số giấy tờ quan trọng, vì thế bài viết này sẽ cho các bạn biết giấy tờ xe máy gồm những gì để các bạn luôn chuẩn bị đầy đủ khi chạy xe bên ngoài.

Theo Khoản 2 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. Theo đó, người điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân:

Chứng minh nhân dân (viết tắt: CMND, trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh) là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất bắt buộc bạn phải luôn đem theo bên mình khi ra đường.

*** Mức xử phạt nếu bạn không mang Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân:

Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, hình thức xử lý người không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với các trường hợp:

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Giấy đăng ký xe máy (Cà-Vẹt xe máy)

Cà vẹt xe (Cavet) hay còn gọi là giấy tờ xe bắt nguồn từ chữ card vert (tấm thẻ màu xanh) trong tiếng Pháp. Đây chính là Giấy đăng ký mô tô, xe máy nhằm xác nhận quyền sở hữu xe mà bạn vẫn thường thấy.

*** Sử dụng Giấy đăng ký xe máy (Cà-Vẹt xe máy) bản photo có hợp lệ không?

Việc sử dụng cà vẹt xe photo công chứng khi lưu thông là việc hoàn toàn trái pháp luật. Bởi lẽ bản photo công chứng sẽ không thể thay thế được bản gốc cà vẹt xe. Hay thường gọi theo cách khác là bản cà vẹt photo không hề có giá trị khi chủ phương tiện lưu thông. Theo như bộ luật của nhà nước Việt Nam thì khi lưu thông trên đường thì cần phải mang theo: Giấy phép lái xe, cà vẹt xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận về khí thải… Tất cả mọi thứ cần phải đúng theo như kích thước và chất liệu nhà nước yêu cầu.

*** Nếu bạn không đem theo Giấy đăng ký xe máy (Cà-Vẹt xe máy) thì bị xử phạt như thế nào?

Theo như một số công văn của nhà nước Việt Nam thì các ngân hàng đều cảnh báo khách hàng rằng. Việc chủ phương tiện tham gia giao thông mà sử dụng cà vẹt xe photo công chứng có dấu xác nhận của ngân hàng chứng thực. Họ vẫn có thể bị lực lượng chức năng xử phạt về lỗi không có giấy đăng ký xe. Đối với những trường hợp như vậy thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt với mức như: Đối với xe máy thì từ 300.000 đến 400.000 ngàn, còn đối với ô tô thì mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra thì chủ phương tiện có thể bị trục bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Riêng những trường hợp mà lực lượng chức năng quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện về lỗi không mang theo cà vẹt xe thì: Mức phạt của ô tô chỉ từ 200.000 đến 400.000 ngàn đồng; Xe máy thì chỉ từ 80.000 đến 120.000 ngàn đồng.

3. Giấy phép lái xe máy

Đây là loại giấy được hiểu như bằng lái xe của bạn. Vật này chứng minh bạn đủ điều kiện và được phép điều khiển xe máy theo đúng luật giao thông. Có 2 loại giấy phép lái xe máy phổ biến hiện nay là A1 và A2:

Đối với giấy phép lái xe hạng A1 được phép điều khiển phương tiện có dung tích xi lanh từ trên 50cm3 đến dưới 175cm3.

Đối với giấy phép lái xe hạng A2 được phép điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 175cm3.

*** Nếu bạn không đem theo giấy phép lái xe, bạn sẽ bị phạt như sau:

Đối với không có giấy phép lái xe hạng A1. Trường hợp bạn điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện điều khiển, bạn sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng

Đối với không có giấy phép lái xe hạng A2 khi điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 175cm3. Người lái sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

4. Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy

Gọi ngắn gọn là bảo hiểm xe máy. Đây là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự rất quan trọng bạn cần mang theo nếu bạn không muốn bị phạt một cách oan ức.

*** Mức phạt khi quên đem hoặc chưa có giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng.

Sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng các bạn luôn “thủ” sẵn 4 giấy tờ trên để tránh bị phạt một cách đáng tiếc và không mong muốn. Hãy là những người tham gia giao thông an toàn – văn minh nhé.

Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 3 / 5. Số bình chọn: 8

Không có bình chọn nào!

Tags:

XU HƯỚNG BIKER

Return Top