Cảnh sát cơ động được và không được xử phạt những vi phạm giao thông nào?

  • 16/10/2019
  •  
     
     
0
(0)

Nếu không may bạn vô tình vi phạm về luật lệ giao thông và gặp phải Cảnh sát cơ động (CSCĐ) thì người tham gia giao thông cần tỉnh táo và bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Cảnh sát cơ động là ai?

Theo Điều 3 của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Với chức năng, vai trò như trên, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thông thường, cảnh sát cơ động thường tuần tra vào buổi đêm và chia theo ca: Ca 1 bắt đầu từ 21 giờ đến 01 giờ ngày hôm sau; ca 2 bắt đầu từ 01 giờ đến 05 sáng. Vào mùa đông, thời gian kết thúc tuần tra của ca 1 là 02 giờ và thời gian bắt đầu tuần tra của ca 2 là từ 02 giờ sáng.

Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế, cảnh sát cơ động có thể được huy động để tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm từ 17 giờ, 18 giờ hay 19 giờ và kết thúc muộn hơn so với giờ thông thường.

Cảnh sát cơ động ĐƯỢC phạt những lỗi vi phạm giao thông nào?

Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về các lỗi vi phạm giao thông mà cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt. Trong đó, có một số lỗi cụ thể như sau:

Với người điều khiển ô tô:

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên: Phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng;

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên: Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng;

– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều: Phạt 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng;

– Lái xe sau khi uống rượu bia, có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định: Phạt 2 – 8 triệu đồng;

– Lái xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường: Phạt từ 7 – 8 triệu đồng

Với người điều khiển xe máy:

– Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên: Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ: Phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng;

– Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không bật “xi nhan”: Phạt 300.00 đồng – 400.000 đồng;

– Lái xe khi đã uống rượu, bia, có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định: Phạt 1 – 4 triệu đồng;

– Đang chạy xe nhưng không gạt chân chống: Phạt 02 – 03 triệu đồng…

Cảnh sát cơ động KHÔNG ĐƯỢC xử phạt những lỗi vi phạm giao thông nào?

Theo Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì lực lượng CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt một số lỗi như không gương chiếu hậu, không xi nhan, không bật đèn chiếu sáng, ….

Về vấn đề này:

+ Theo Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì các lực lượng CSCĐ, cảnh sát 113, cảnh sát trật tự, công an phường đều chỉ có thể xử lý một số lỗi nhất định giống nhau.

+ Tức là công an phường (hay kể cả cảnh sát 113) cũng không có thẩm quyền xử phạt các lỗi không gương, không xi nhan, không bật đèn khi trời tối. Vậy nên khi CSCĐ nói đưa về công an phường là không đúng, vì có đưa về công an phường thì lực lượng này cũng không có quyền phạt bạn.

Ngoài ra, không có quy định nào cho phép áp giải người vi phạm giao thông về công an phường trừ khi có dấu hiệu vi phạm hình sự. (Ví dụ: Mang theo súng, dao kiếm, công cụ hỗ trợ, tài sản trộm cắp, hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ).

Vậy nên khi gặp trường hợp trên, người tham gia giao thông cần tỉnh táo và bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Theo Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 của Chính phủ, cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm như: để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ…

Nghị định 34 cũng quy định chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.

– Ngoài ra, trưởng công an cấp phường hoặc chủ tịch UBND cấp phường còn có thẩm quyền phạt tiền đến 2 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2 triệu đồng.

Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top