Những ý tưởng, giải pháp chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội
- 27/03/2017
Độc giả Bùi Văn Khiết đã gửi tới Diễn đàn Chống ùn tắc giao thông đô thị 11 ý tưởng, giải pháp, chống tắc đường ở Hà Nội rất cụ thể thiết thực như điều chuyển bến xe khách, thay đổi giờ làm việc, taxi chạy theo giờ…
1. Cần nâng cao ý thức về văn hoá giao thông lịch sự – văn minh – nhường đường.Các ý tưởng, giải pháp chống tắc đường ở Hà Nội rất cụ thể thiết thực như điều chuyển bến xe khách, thay đổi giờ làm việc, taxi chạy theo giờ…
2. Xây dựng đường giao thông đô thị phải đạt tiêu chuẩn quốc tế với nhiều hệ thống đường nhiều tầng – nhiều lớp – nhiều làn: Đường hầm – Đường trên không, đường cầu vượt… để nhằm đưa phương tiện giao thông như tàu điện nhanh, đường sắt trên cao hoạt động quanh trung tâm thành phố một cách có hiệu quả nhất nhắm giúp người dân có thể sử dụng phương tiện này tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng cho việc di chuyển của mình khi đi làm hay đi chơi… Mặt khác chúng ta cũng cần kết nối trung tâm thương mại lớn với những tuyến đường lớn, những bến xe buýt, những nhà ga tàu điện nhanh, đường hầm…nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trong những giờ và ngày cao điểm…
3. Thực tế ở Việt Nam, vấn đề tốc độ đô thi hoá xây nhà cao tầng, khu thương mại, mua sắm, giải trí, khu chung cư cao cấp và các khu vui chơi giải trí, các dự án thương mại… của TP lớn đặc biệt là Hà Nội bao giờ cũng đi trước và phát triển nhanh hơn rất nhiều lần so với sự phát triển của hạ tầng cơ sở giao thông. Chính vì vậy nó đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đường nội đô và đường vành đai của thủ đô.
Việc cần làm ngay của chúng ta bây giờ là phải Quy hoạch – Chỉnh trang đô thị sao cho phù hợp và tương xứng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông.
4. Cần nhanh chóng đưa các phương tiện giao thông công cộng vào hoạt động và hoạt động một cách có hiệu quả để nhằm hạn chế việc sự dụng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô của người dân… Thêm vào đó chúng ta cũng khuyến khích phát triển văn hoá đi xe đạp, đi bộ , đi xe buýt, xe điện nếu nhà gần công sở, công ty…
5. Chúng ta cũng cần đưa ra những chính sách luật đường bộ thật sự là rõ ràng, chi tiết, cụ thể, quy định từng hành vi nhỏ nhất của người tham gia giao thông như nghe điện thoại khi đang lái xe, nhường đường cho người đi bộ, người già trẻ nhỏ…
6. Một trong những vấn đề muôn thuở của việc ùn tắc giao thông ở những đất nước đang phát triển như Việt Nam chính là Phương tiện xe hơi cá nhân, xe taxi, xe công vụ quá nhiều đặc biệt vào giờ tan tầm vậy làm sao để giảm số lượng xe này xuống con số thấp nhất đây đó chính là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Tp. Hà Nội.
Như chúng ta đã biết trên thế giới và ngay ở khu vực Đông Nam Á , Thái Lan là một điển hình. Số lượng xe hơi ở đnất ước này tang một cách bất thường và dẫn đến hệ quả là thủ đô Bang Kok có món đặc sản mà bất cứ khách quốc tê nào đến đây cũng được thưởng thức đó chính là tắc đường. Đặc biệt là vào thời gian từ 18h00 – 20h00. Đó cũng chính là nỗi lo của người dân Thái. Vậy vì sao Thủ đô của họ phát triển như vậy nhiều làn đường trên không – tầng tầng – lớp lớp như vậy mà họ vẫn bị tắc đường, phải chăng đó chính số lượng xe hơi của người dân Bang Kok quá nhiều, Theo thống kê năm 2014 – 2015, bình quân cứ mỗi người dân Thái ở thủ đô từ đủ độ 18 tuổi trở lên đề sở hữu 1 cái xe hơi…
Còn ở Việt Nam chúng ta thì sao? Vài năm trở lại đây do sự phát triển của kinh tế xã hội – thu nhập bình quân của người dân tăng cao, đời sống người dân người được nâng cao, ngoài việc chi phí cho bữa ăn hàng ngày, mua nhà, gửi tiết kiệm, mua vàng và chi phí cho những chuyến du lịch đó đây thì người Hà Nội không bao giời quên mua cho mình một chắc xe hơi tốt để làm phương tiện đi lại, thuận tiện cho công việc làm ăn mà nó còn là một phương thức để nâng cao sự sĩ diện của bản thân. Chính vì lẽ đó mà nó đã trực tiếp làm gia tang đến ùn tắc giao thông thời gian qua.
Để khắc phục và hạn chế việc tăng chóng mặt về phương tiện cá nhân trong nội đô Hà Nội, tôi thiết nghĩ chúng ta nên thắt chặt và áp dụng mức thuế đối với dòng xe hơi nhập khẩu, mặt khác chúng ta nên đánh thuế xe hơi theo năm thật cao.
7.Chúng ta nên điều chuyển tất cả các bên xe khách theo quy hoạch một cách nhanh chóng, kịp thời để nhằm hạn chế những phương tiện xe khách lớn chạy trong nội thành đặc biệt là vào giờ cao điểm.
8.Thêm vào đó đối với dòng xe taxi, chúng ta cũng cần có những thay đổi về phương thức hoạt động, thời gian hoạt động, bến bãi hoạt động theo hình thức như sau:
– Chúng ta nên gắn biển xanh đỏ cho xe taxi hoạt động như là khi taxi có khách rồi thì các hãng xe điều hành bật nút đỏ còn chưa có khách thì bật đèn xanh như vậy thì chúng ta sẽ hạn chế được phần nào tần suất hoạt động và hoạt động có hiệu quả của taxi, người bắt xe cũng biết xe nào có khách hay chưa có khách để mà đón.
– Chúng ta nên gắn biển xanh hoặc đỏ cho taxi hoạt động theo giờ trong ngày. Nhưng xe taxi gắn biển xanh thì sẽ được phép hoạt động ban ngày từ 5h00 sáng đến 18h00 tối, nhưng taxi được gắn biển đỏ sẽ hoạt động từ 18h00 ngày hôm trước đến 5h00 ngày hôm sau. Tôi nghĩ như vậy sẽ hạn chế rất nhiều phương tiện taxi hoạt động quá nhiều trong ngày. Các bạn thử nghĩ mà xem một chiếc taxi mà chạy hết công xuất trong một ngày sẽ gấp 10 lần phương tiện di chuyển trong nội thành của 01 người dân có phương tiện di chuyển bằng xe hơi.
– Chúng ta cần xây dựng một hệ thống bãi đón khách theo quy hoạch một cách đồng bộ và phù hợp nhất đặc biệt là ở các bến xe khách tại Thủ đô.
9.Chúng ta cần quy hoạch một cách đồng bộ về việc xây dựng hệ thống giao thông đô thị sao cho đủ nhanh, đủ chất lượng, đủ lớn để theo kịp với sự phát triển nhanh của tốc độ đô thị hoá Thủ đô. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần xây dựng những trung tâm kinh tế vệ tinh ven thủ đô, các khu công nghiệp, các toà nhà chung cư, các trung tâm thương mại, mua sắm, vui chơi, giải trí phải gắn liền với cơ sở hạ tầng giao thông.
10.Chúng ta quyết tâm giải toả và quy hoạch đúng tiêu chuẩn những chợ tạm, chợ cóc, chợ tự họp ven đường, những công trình xây dựng không đúng quy trình, lấn chiếm lòng đường vỉa hè, làm mất mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây ùn tắc giao thông. Mặt khác chúng ta cũng cần kiên quyết xử lý những trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm chỗ giữ xe, bán hàng ăn, uống…
11. Chúng ta nên xem xét lại việc thay đổi giờ làm việc của các quan nhà nước, các công ty như sau:
– Thay vì chúng ta đi làm lúc 8h00 đến cơ quan thì nay ta chuyển sang giờ là việc lúc 9h00, thay bằng việc chúng ta nghỉ trưa 1,5 tiếng từ lúc 11h30 đến 13h30 thì nay ta chuyển sang nghỉ trưa ít đi là từ 13h00 đến 13h45. Thay vì việc chúng ta tan ca lúc 17h30 thì nay chuyển sang tan ca lúc 16h30 như vậy chúng ta sẽ hạn chế được rất nhiều phương tiện di chuyển trong giờ tan tầm mà thay vào đó bằng giờ làm việc mới và thời gian làm việc trong ngày vẫn là 8 tiếng đó thôi.
– Còn đối với cơ quan giáo dục, các trường học, bệnh viện, vẫn làm việc và học tập theo giờ giấc bình thường.
Tôi thiết nghĩ 11 ý tưởng trên sẽ đóng góp phần nào cho BTC có những phương án hữu hiệu nhất để giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Bùi Văn Khiết
-
- Chọn mũ bảo hiểm phượt tết theo xe, màu đỏ ưu tiên ngày tết!
- Chạy xe đường có tuyết, phượt thủ cần chú ý những gì?
- Đo nồng độ cồn mùa Covid, đếm số từ 1 đến 10
- Hà Nội, TPHCM có thu hồi xe cũ nát như bộ đề nghị?
- Tổ chức mạng lưới phố đi bộ khu trung tâm Sài Gòn, nhiều nổi băn khoăn – Người lái xe cần tìm …
-
Bộ sưu tập HONDA 400cc thập niên 70
28/10/2020