Mức phạt dành cho người điều khiển xe máy lấn chiếm vỉa hè

  • 23/11/2016
  •  
     
     
0
(0)

Vỉa hè để đi bộ là lẽ thường tình, là quy định của Luật Giao thông đường bộ. Song với nhận thức của không ít người, đặc biệt tại các thành phố lớn, không khó bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông chạy xe máy lên vỉa hè, bất kể tắc đường hay không. Đặc biệt, vào giờ tan tầm, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao; người ta thường lao xe lên vỉa hè để tránh phải chờ đèn đỏ và nhanh chóng vượt qua các đoạn đường ùn ứ.

lanchiemviahe-1

Dù vỉa hè có chức năng gì hơn nữa thì chưa bao giờ vỉa hè là “đường” của các phương tiện tham gia giao thông.

Tại Hà Nội, các tuyến phố Cầu Giấy; Chùa Bộc, Tôn Đức Thắng,… luôn thấy dòng xe máy tràn kín hai bên vỉa hè vào

Một số người cho rằng việc chạy xe trên vỉa hè cần phải được xử lý nghiêm, nhưng một vài ý kiến khác lại viện lý do hạ tầng giao thông kém, và tốn kém về thời gian dẫn đến việc người tham gia giao thông không còn cách nào khác ngoài tận dụng các khoảng trống trên vỉa hè để lưu thông. Do vậy, tình trạng tương tự dễ dàng nhìn nhận thấy ở TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác.

Tuy nhiên, đi trên vỉa hè hay không không phải là lựa chọn nên hay không nên, mà nó được pháp luật quy định cụ thể.

Tại Khoản 1, Điều 32, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường”.

Còn nếu các phương tiện khác như xe máy, xe ô tô đi trên vỉa hè thì sao, đó là vi phạm pháp luật và tất nhiên sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc.

Cụ thể, đối với trường hợp người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 đồng, theo quy định tại điểm g, khoản 4, điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trường hợp đi trên vỉa hè mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c, khoản 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

Trường hợp điều khiển ô tô đi trên vỉa hè trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điểm c, khoản 4; điểm b, khoản12 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

lanchiemviahe

Phạt là vậy, nhưng giờ cao điểm, lực lượng CSGT không thể bao quát hết để xử phạt, để răn đe. Để thay đổi một thói quen “xấu” cần có thời gian và cần có ý thức tự mình thay đổi của mỗi người tham gia giao thông.

Ngay từ bây giờ, ở trường các em học sinh cần học tính kiên nhẫn, nhường nhịn nhau; thầy cô, cha mẹ lúc nào cũng phải gương mẫu cho con cái noi theo, chở con đi ngoài đường cũng đi từ từ, nhường nhịn tới lượt mình, chấp nhận mất một khoảng thời gian cho đi lại, không phóng nhanh, hối hả, không leo lên lề đường, hè phố chạy cho nhanh tới nơi khi kẹt xe, ùn tắc… bởi việc xe máy, ô tô leo vỉa hè để đi lại sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ và trẻ em, gây mất mỹ quan đô thị và đặc biệt còn ảnh hưởng đến kết cấu vỉa hè, đường phố./.

Webike.vn

Thông tin từ Cục Cảnh Sát Giao Thông

Bài viết này có hữu ích không?

Click vào ngôi sao để bình chọn!

Trung bình 0 / 5. Số bình chọn: 0

Không có bình chọn nào!

XU HƯỚNG BIKER

Return Top