X

Hideo Yoshimura – Câu chuyện về ước mơ và hiện thực – Kỹ sư trẻ nhất

Với dòng chữ Yoshimura quá quen thuộc. Chiếc logo trắng đỏ hiện diện rất nhiều ở trên xe và những trang báo. Vậy bạn đã biết (Pops) Hideo Yoshimura là ai?

Giấc mơ về bầu trời

Hideo Yoshimura sinh ra trong gia đình với 5 người con, vào năm 1922, tại Zasshonokuma, quận Fukuoka thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản. Cha ông điều hành một xưởng mộc và cũng là một nhà sáng chế. Ông đã sớm có tình yêu với những chiếc máy bay. Và nuôi giấc mơ trở thành một phi công từ khi còn là một cậu bé ở trường tiểu học.

Hideo Yoshimura thời niên thiếu

Tuy nhiên, giấc mơ mơ hồ đó sớm kết thúc bởi mục tiêu to lớn hơn. Gia nhập một trường trung học với đội bóng chày mạnh mẽ để hướng tới Giải vô địch bóng chày quốc gia. Bóng chày là môn thể thao được ưa chuộng hàng đầu tại Nhật thời bấy giờ. Và Hideo là một tay ném bóng cừ khôi. Nhưng với điều kiện kinh tế của gia đình Yoshi, thật khó để ông thực hiện được ước mơ.

Trong thời điểm ông đang đắn đo về sở thích và những điều say mê ngoài bóng chày. Vô tình, một chiếc máy bay của Pháp đang cố gắng vượt qua kỷ lục bay từ Paris đến Tokyo vào năm 1936, đã bị tai nạn và rơi ở vùng giáp ranh tỉnh, nơi Hideo sinh sống. Với khoảng cách 20km, không đủ để ngăn cản Hideo tìm đến nơi chiếc máy bay đã rơi. Vào thời điểm này, cuộc đua tranh mạnh mẽ chiếm lĩnh bầu trời diễn ra trên khắp thế giới. Và Nhật Bản cũng không nằm ngoài thời kỳ hoàng kim này của ngành hàng không.

Với sự kiện bất ngờ, giấc mơ của Hideo trở lại. Tôi sẽ trở thành một phi công, là câu nói tự khẳng định của cậu bé Hideo khi chứng kiến sự kiện của chiếc máy bay đã rơi. 

Thực hiện giấc mơ

Năm 1937, Hideo tham gia kỳ thi tuyển sinh của Trường Hải Quân Hoàng gia Nhật Bản. Vượt qua gần 10.000 thí sinh khác, ông là một trong 219 học viên trúng tuyển. Với cái tuổi 14, ông trở thành học viên trẻ tuổi nhất khi rời quê nhà hơn 1.000 km để tham gia huấn luyện tại trường bay ở Yokosuka, quận Kanagawa.

Hideo Yoshimura bắt đầu kỳ bay thực tập vào năm tiếp theo tại Yatabe, quận Ibaraki. Nhưng thời gian đó không kéo dài lâu. Một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra sau 30 giờ bay. Trong lúc ông đang ở trên một chiếc Yokosuka K2Y với hướng dẫn viên ngồi phía sau. Chiếc máy bay 2 chỗ ngồi được trang bị như là Máy bay huấn luyện 3 bước cơ bản. Được biết đến với cái tên phổ biến: Chuồn chuồn đỏ.

Khi đang ở độ cao 800 mét so với mặt đất, ông nghe thấy mệnh lệnh rời khỏi máy bay của người hướng dẫn. Trong lúc đó, động cơ phía trước Hideo bất ngờ bốc cháy. Ông đã nhảy khỏi buồng lái và tuyệt vọng kéo dây bung dù.

Nhưng thật bất ngờ, chẳng có chiếc dù nào bung ra. Trong lúc rơi tự do, Hideo đã mường tượng đến khuôn mặt của mẹ. Một khoảng lặng bình yên trước khi cái chết đã chắc chắn chờ đón. Nhưng may mắn, cuối cùng chiếc dù cũng hoạt động khi còn cách mặt đất hơn 300 mét.

Giấc mơ tan vỡ

Sau tai nạn, Hideo được đưa ngay đến bệnh viện với tình trạng sốt cao. Nghiêm trọng hơn, bệnh viện chẩn đoán ông bị viêm phổi và nhiễm trùng lao. Sau 2 tháng tại bệnh viện, Hideo Yoshimura phải xuất ngũ và được miễn trừ nghĩa vụ quân sự.

Giấc mơ được bay tan vỡ. Ông lại tự nhủ với bản thân: tôi trở thành một người bình thường mà không thể lên máy bay thêm lần nào nữa. Bởi vì tôi không được tiếp tục điều khiển máy bay.

Trở về Fukuoka, Hideo sớm bình phục và lấy lại sức khỏe. Nhưng không từ bỏ đam mê về bầu trời và hàng không, ông đến làm việc tại một chi nhánh của Hãng hàng không Hoàng gia.  

Với vị trí là một người thợ cơ khí, ông lại có một thái độ khá tệ hại. Bởi vì Hideo không thể chấp nhận với việc là một “cậu bé biết bay đã rơi”.

Công việc cơ khí tại hãng bay

Vào một ngày, Hideo đã gặp một phi công của hãng bay. Ông ta cũng từng là một phi công Hải quân. Ông ấy đã cho Hideo một lời khuyên hữu dụng: “Nếu cháu muốn trở thành một chuyên gia về động cơ, thì tốt hơn hết cháu nên tích lũy gấp mười lần kinh nghiệm cho bản thân. Tại sao cháu không thử dành một vài năm để nghiên cứu kỹ lưỡng về bộ môn này. Và cháu có thể tự kiếm cho mình một tấm bằng kỹ sư về máy bay.”

Tự tìm lối đi

Hideo đã lĩnh hội ý kiến của người phi công. Ông từ bỏ vị trí thợ cơ khí hiện tại. Học hành chăm chỉ và sau đó đăng ký trở lại làm thực tập sinh tại phòng bảo trì của hãng hàng không. Tất cả sức lực ông dành cho việc cố gắng đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn khá cao để được cấp tấm bằng kỹ sư máy bay. Với yêu cầu ít nhất phải tốt nghiệp trường kỹ thuật. Dẫn đến việc rất nhiều người tham gia kỳ thi cấp chứng nhận trong lúc đang làm việc tại các nhà máy như hãng tàu bay Nakajima hay Mitsubishi.

Thêm một thách thức dành cho Hideo. Ông chỉ có tấm bằng từ trường Sư phạm và mãi đến tháng 9/1941, chứng nhận từ trường Sư phạm mới được gửi đến Hideo.

Bằng kỹ sư của Hideo

Và ngay sau đó, Hideo Yoshimura trở thành kỹ sư máy bay trẻ nhất trong lịch sử hàng không Nhật Bản. Tuy nhiên, tấm bằng kỹ sư thật sự lại được chuyển thành ngày 19 tháng 10 năm 1941. Bởi một quy định khá riêng tư của nước Nhật lúc bấy giờ là một kỹ sư máy bay 18 tuổi thì không hợp pháp. Do đó, kỹ sư máy bay trẻ nhất của nước Nhật là Hideo với 19 tuổi. Bởi ông sinh ngày 7 tháng 10 năm 1922.

Theo chiều lịch sử thế giới

Tháng 12 năm 1941, Trận chiến Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới lần 2 bắt đầu với Cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Hideo và các đồng nghiệp tại Hãng Hàng Không Hoàng gia được tuyển dụng để phục vụ cho Hải Quân Nhật Bản. Ông được đưa đến Singapore vào tháng 5/1942. Và Hideo được bay vòng quanh Đông Nam Á trên những chiếc Douglas DC-3S với vị trí kỹ sư động cơ bay.

Khi được triển khai trong Hải Quân, Hideo thực hiện công việc hết sức tinh tế. Ông chẩn đoán động cơ và dự đoán trước các vấn đề đối với động cơ thông qua việc “lắng nghe” âm thanh của động cơ đang hoạt động.

Cùng thời điểm này, Hideo cũng bắt đầu học tiếng Anh để tiếp cận một cô nàng tại đảo quốc. Và tháng 7/1944, Hideo đã cưới Naoe, một đồng nghiệp của ông. Lúc này, Naoe chỉ mới 19 tuổi.

Tình hình chiến sự xấu đi. Nhiên liệu cho những chuyến bay thiếu hụt kèm theo sự giảm sút sức mạnh của các phi đội Nhật. Nguy cơ bị bắn hạ ngày càng tăng dần. Hideo nhận được các nhiệm vụ đặc biệt, dẫn đầu “đoàn bay tự xác” từ Đài Loan đến Okinawa. Những phi công trên những chiếc máy bay “tự xác” này rất trẻ và non nớt kinh nghiệm. Và hơn nữa, không giống chiếc Yokosuka P1Y của Hideo (được lược bỏ vũ khí để giảm trọng lượng), đoàn bay tự xác chỉ chứa nhiên liệu cho chuyến bay một chiều. Hideo phải hướng dẫn họ các mục tiêu tấn công và chứng kiến kết quả rồi mới được trở về. Đó là địa ngục cho tất cả.

Sau một thời gian, Hideo gục ngã vì căn bệnh dạ dày. Có lẽ, bởi vì ông đã dùng quá nhiều rượu cho sự căng thẳng. Ông quay trở về Fukuoka và chịu phẫu thuật để cắt đi ⅔ dạ dày. Trong 2 tháng trước khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều phi công và quân nhân phục vụ hải quân đã tử trận. Và chỉ 30 trong số 219 học viên đã từng vượt qua được kỳ thi tuyển dụng của Hải Quân sống sót. Hideo Yoshimura là một trong số ít đã nhiều lần may mắn đó.

Sự thay đổi sau mỗi cuộc chiến

Sau chiến tranh, nơi ở của Hideo tại Zasshonokuma trở thành nơi tập trung của nhiều lính Mỹ. Bởi ông là một trong số ít người Nhật có thể nói tiếng Anh.

Với suy nghĩ tất cả đều là nạn nhân của cuộc chiến, Hideo không phân biệt hay ghét bỏ họ. Ông cung cấp những thứ mà người Mỹ muốn. Từ những vật lưu niệm như những thanh gươm nổi tiếng Katana, những bộ kimono, và sau đó là rượu whiskey Nhật. Nhưng đổi lại, Hideo không thu được tiền, mà thay vào đó là những chiếc lon, bơ, đường, thuốc lá,… chỉ có thể lấy được từ những người lính Mỹ.

Để đảm bảo cuộc sống gia đình, ông đã bán những thứ đổi được ở “chợ đen”. Và Hideo bị bắt vì bán đồ bất hợp pháp vào năm 1946. Sau 3 năm tù treo, ông bị kết án giam giữ 18 tháng. Nhưng với hành vi tốt, ông được giảm xuống còn 6 tháng.

Hết thời gian chấp hành án phạt, ông bắt đầu tập trung vào sản xuất băng tải truyền động mà cha ông là người sáng chế. Việc kinh doanh nghề mộc của gia đình Yoshimura chuyển sang lĩnh vực cơ khí kim loại từ đây.

Quyết định sự nghiệp

Ông đã có 02 người con trong khoảng thời gian chịu án. Người con gái lớn Namiko (1946) và con trai Fujio (1948).

Vào năm 1952, Hãng bay Nhật bản – Japan Airlines (trước đây là Dai Nippon Airlines) mời Hideo làm việc. Mặc dù đam mê với ngành hàng không vẫn cháy bỏng, nhưng ông đã quyết định giúp người anh trai quản lý việc kinh doanh của gia đình.  Với một chút tiếc nuối cho ước mơ thuở thiếu thời.

Suốt khoảng thời gian này, Hideo vô cùng nổi tiếng trong giới quân đội Mỹ bởi tay nghề kỹ sư động cơ và kỹ năng ngoại ngữ. Họ đến xưởng của Hideo ngày càng nhiều, để sửa những chiếc xe máy của họ. Căn cứ quân sự gần nhất của Hoa Kỳ – căn cứ không quân Itazuke chỉ cách nhà của Hideo 4 km.

Ông đã thường cưỡi chiếc Harley Davidson  khi còn ở Singapore. Và một chiếc Cabton 350 khi ông còn bán dây đai tại Nhật. Với chiếc Cabton 350 sản xuất khoảng 1952 – 1954, ông có cảm giác như đang được lái chiếc “chuồn chuồn đỏ”.

Chiếc Cabton 350 mà Hideo đã sử dụng

Việc kinh doanh đai băng truyền dần đi xuống do các mỏ than dần đóng cửa. Hideo cần một việc kinh doanh mới, và ông nghĩ đến chiếc xe máy. Ông nhận ra động cơ xe máy và động cơ máy bay gần giống nhau. Đều sử dụng động cơ đốt trong 4 kỳ. Và ông chỉ cần tìm hiểu về hộp số truyền tải và bộ ly hợp.

Và sau đó, Hideo Yoshimura đã quyết định thuê lại một góc nhỏ tại xưởng kim loại của anh trai. Yoshimura Motor là tên của xưởng xe nhỏ mà Hideo khởi nghiệp vào năm 1954. Xưởng xe nhanh chóng tràn ngập những âm thanh của động cơ xe máy. Đó là tiếng khóc chào đời của Yoshimura Japan.

Webike Việt Nam

Nguồn BikeBros, Webike Moto News

Xem thêm tại Webike:

Hideo Yoshimura – Câu chuyện về ước mơ và hiện thực – Kỹ sư trẻ nhất

Pops với cuộc đua Drag Racing ¼ dặm để ”cất cánh“ Yoshimura Motor 

Trường đua Kyushu, kết hợp giữa Yoshimura, Gannosu và Honda Hawk

Yoshimura Motor chinh phục Nhật Bản và thế giới bắt đầu từ Gannosu

Đặt mua những sản phẩm chất lượng chính hãng Yoshimura tại shop.webike.vn 

Tags:
Danh mục: Giải trí