Những chiếc xe tay ga thông dụng chỉ có khả năng di chuyển hạn chế. Chúng không có thiết kế chuyên biệt để lội nước. Bạn đừng nhầm lẫn điều này!
Ngoại trừ xe ga có thiết kế chuyên dụng để đi nước như mẫu Biski, thì hầu hết đều ngược lại. Vì thế dù xe bạn có lội qua nước mà không chết máy thì vẫn phải kiểm tra thật kỹ.
Nguyên nhân: các bộ phận của xe tay ga thông dụng sẽ bị ảnh hưởng khi ngập nước
Các bộ phận phụ tùng của xe ga khi lội “âm” nước thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Điều này đi ngược lại với thói quen “pô xe cao hơn nước là không sao”. Thực tế xe ga có bố trí láp, khoang gió (bầu gió), cổ hút khá thấp. Ngập miệng pô sẽ gây chết máy, nhưng ngập các bộ phận này thì ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ.
Một số nguyên ngân cơ bản: nước cao, nước từ sóng vỗ do xe khác, sụp hố nước…
Dùng ghe ga lội nước sẽ để lại di chứng gì?
a. Nước ngập vào láp xe
Láp nằm ở vị trí rất thấp của xe tay ga. Bộ phận này sễ bị nước ngập vào theo lối thông hơi, làm hư dầu láp. Tình trạng này sẽ làm mất khả năng bôi trơn của nhớt láp, gây tản nhiệt kém. Dĩ nhiên hậu quả sẽ gây hao mòn bánh răng xe.
Nặng hơn, nếu không thay dầu láp sau khi nhiễm nước sẽ có thể gây vỡ láp dẫn đến ì xe. Lưu ý* dầu láp không phải dầu nhớt thông thường.
b. Khoang lọc gió nhiễm nước “phiền phức đỉnh cao”
Khoang gió có nhiệm vụ dẫn hỗn hợp xăng và ôxy vào buồng đốt. Nếu nước vô khoang này hay cổ hút khí thì sẽ dễ làm hỗn hợp cháy trong buồng đốt nhiễm nước không đồng nhất. Việc này lại tiếp tục gây ảnh hưởng các bộ phận như: trái pít-tông, tay biên và cả đầu bò. Và đỉnh điểm ;à nước nhiễm dầu máy làm hư hại nặng động cơ.
c. Vậy sau khi xe “bơi nước” ta cần bão dưỡng thế nào ?
Trước tiên ta cần xác nhận, xe phải lội nước thì cần được bảo dưỡng ngay sau đó. Việc thứ nhất cần làm là xả khô nhớt máy và nhớt láp để kiểm tra độ nhiễm nước. Sau đó vệ sinh và làm khô lọc gió. Việc làm này để hạn chế tối đa cơ hội nước tràn vào khoang buồng đốt (như nói trên).
Nếu như các bộ phận trên đều khô ráo thì có thể thay dầu nhớt mới. Trong trường hợp đã nhiễm nước bạn nên thao tác thổi khô vài lần để đảm bảo trước khi thay nhớt mới.
Trường hợp nặng hơn gọi là “thủy kích”, khả năng ĐỘNG CƠ ĐÃ BỊ HƯ. Bạn không nên tự tiện sữa chữa mà hãy mang đến các điểm chuyên môn để xử lý.
Webike
Tags: Bảo dưỡngbảo dưỡng xe máyđường ngập nướcXe tay ga đô thị