Hướng dẫn bạn đọc cách bảo dưỡng và sửa chữa xupap – trục cam xe máy. bài viết sẽ định nghĩa xupap xe máy là gì và chi tiết thay sửa xupap, trục cam xe máy.
Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ điều dẫn hoà khí vào xi lanh và đưa khí cháy ra khỏi xi-lanh sao cho phù hợp với các kì nạp – nén – nổ – xả của động cơ. Cơ cấu phân phối khí có loại cơ cấu phân phối khí động cơ 4 kì và cơ cấu phân phối khí động cơ 2 kì.
Hiểu rõ vê cơ cấu phối khí bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc bão dưỡng xupap – trục cam của xe.
Cơ cấu phân phối khí động cơ 4 kì
Hầu hết động cơ 4 kì của xe máy dùng cơ cấu phân phối khí có xu páp treo và được đặt trong nắp máy. Cơ cấu gồm:
– Bánh răng trục khuỷu có số răng bằng nửa số răng của bánh răng trên trục cam.
Bánh răng trên trục khuỷu là bánh chủ động được lắp cố định trên trục khuỷu và kéo xích cam chuyển động.
– Xích cam có cấu tạo giống như xích xe đạp nhưng được chế tạo nhỏ hơn, dùng để truyền chuyển động từ bánh răng trục khuỷu đến bánh răng trục cam.
– Bánh răng trục cam là bánh bị động, được lắp cố định với trục cam, chuyển động nhờ xích cam. Trên bánh răng cam có dấu chỉ vị trí tương ứng với ĐCT, cuối kì nén.
– Trục cam (hình bên) chế tạo bằng thép bên trong khoan rỗng, có 2 cổ trục để lắp với ổ trượt hoặc ổ lăn (vòng bi) trên nắp máy, có các vấu cam để điều khiển cần bẩy và mở xu páp, ở các vị trí các vấu cam và cổ trục được khoan các lỗ để dẫn dầu bôi trơn. Mặt đầu trục cam có các lỗ ren để lắp bánh răng cam
– Đòn bẩy còn được gọi là cò được vấu cam điều khiển lắc qua lại quanh chốt (trục cò mổ). (hình 5.3) Một đầu đòn bẩy tì lên cam, đầu kia mổ vào đuôi xu páp để mở xu páp. Giữa đuôi xu páp và đầu đòn bẩy khe hở gọi là khe hở nhiệt xu páp, khe hở nhiệt điều chỉnh được nhờ có vít chỉnh ở đầu đòn bẩy
– Xu páp là loại van đóng mở đặc biệt hình nấm nên còn gọi là nấm. Mỗi động cơ có một xu páp nạp và một xu páp thoát, đặt trong quy lát.
+ Đầu xu páp xoè ra như tán nấm, hình đĩa. Vành đĩa được mài bóng và làm vát mặt nón, có góc đỉnh 90 độ hoặc 120 độ.
Mặt nón được gọi là miệng nón. Sau một thời gian làm việc, trên miệng sẽ có vết do tiếp xúc va đập với miệng lỗ (bệ). Mặt xu páp (mặt hướng về đầu pít tông) có phay rãnh dùng để rà xu páp khi sửa chữa. Tuỳ theo thiết kế, đầu xu páp nạp có thể lớn hơn một chút so với đầu xu páp thoát để hoà khí đễ vào xi lanh.
Đầu xu páp nối liền với thân xu páp bằng một đoạn chuyển tiếp dạng côn.
+ Thân xu páp hình trụ, bằng thép, chuyển động tịnh tiến trong ống dẫn.
Thân được chế tạo liền với đuôi xu páp.
+ Đuôi xu páp hình trụ, đường kính nhỏ hơn thân, có tiện rãnh để đặt cốc hãm.
Cùng hoạt động với xupáp còn có một số chi tiết sau: ống dẫn, lò xo, cốc hãm, vành khoá, bệ…
– Cơ cấu căng xích cam
Cơ cấu căng xích cam dùng để ổn định độ căng của xích cam trong quá trình hoạt động. Có cơ cấu dùng lò xo và cơ cấu dùng đòn đẩy.
Cơ cấu dạng lò xo (Hình5.5) được sử dụng trong một số động cơ xe máy, gồm một bánh cao su quay tự do quanh trục của một cần bảy. Đầu còn lại của cần bảy tì vào một lò xo.
Cần bẩy chuyển động quanh trục ở khoảng giữa. Nhờ lực đẩy của lò xo, cần bẩy luôn luôn ép bánh cao su vào xích cam và căng xích.
* Cơ cấu loại ống đẩy
– Cơ cấu loại ống đẩy (hình5.6) được sử dụng trong nhiều động cơ xe máy hiện đại, gồm bánh cao su hướng dẫn xích cam, bánh cao su tăng xích, cần bẩy và cụm căng xích.
Cụm căng xích cam có van một chiều hoạt động rất an toàn, ổn định, êm dịu, không cần điều chỉnh, lâu phải sửa chữa thay thế. Vì vậy được dùng nhiều trong xe máy hiện đại, nhất là loại van một chiều nằm trong ống đẩy.
* Nguyên tắc hoạt động của cơ cấu căng xích cam tự động. Khi động cơ vận hành, xích cam có lúc chùng, lúc căng.
Lúc xích chùng, lực lò xo làm ống đẩy chạy lên, dầu được hút vào, cần bẩy ép mạnh cánh căng xích và làm tăng độ căng độ căng của xích.
* Lúc xích căng sẽ nâng bánh căng xích, cần bẩy ép ống đẩy chạy xuống, dầu bị đẩy ra, lò xo bị nén và giảm độ căng của xích.
Như vậy, độ căng của xích cam được điều chỉnh tự động, liên tục và êm dịu.
Cơ cấu phân phối khí động cơ 2 kì
– Cấu tạo: Cơ cấu phân phối khí của động cơ 2 kì gắn liền với cấu tạo đặc biệt của pít tông, xi lanh, má khuỷu, đĩa trục khuỷu, các te và vị trí tương đối giữa pít tông, má khuỷu, đĩa trục khuỷu với các lỗ trên xi lanh và cácte.
Ví dụ: thân pít tông có khoét, xi lanh có lỗ, các te có lỗ bên sườn.
– Nguyên tắc hoạt động
Thân pít tông có hai lỗ khoét và hai lỗ bên cạnh. Xi lanh có hai lỗ nạp, một lỗ hút và một lỗ thoát. Lúc pít tông ở ĐCT, hai lỗ bên cạnh (dưới hai lỗ chốt pít tông) thông với hai lỗ nạp, lỗ khoét thông với lỗ hút. Hoà khí từ bộ chế hoà khí tràn vào đầy lòng pít tông và cácte.
Bugi đánh lửa, đốt cháy hoà khí. Công sinh ra sẽ đẩy pít tông từ ĐCT đến ĐCD. Pít tông sẽ đóng hai lỗ nạp, sau đó vừa đống hai lỗ nạp vừa đóng lỗ hút và hoà khí bị dồn lại trong các te. Cuối kì đốt – thoát, pít tông mở lỗ thoát, khí cháy ùa vào lỗ thoát và ra ngoài. Gần như đồng thời, pít tông mở hai lỗ nạp, hoà khí từ các te vào xi lanh. Hoà khí mới này góp phần đẩy hết khí cháy và cũng bị hao tổn.
Nhờ lực quán tính, pít tông vượt qua ĐCD, chuyển động đến ĐCT. Pít tông đóng lỗ nạp trước để khí cháy hết.
Sau khi đóng kín hai lỗ nạp và lỗ thoát, pít tông bắt đầu nén hoà khí. Sau đó, chỗ khoét ở thân pít tông trung với vỗ hút, hoà khí bị hút từ bộ chế hoà khí vào lòng pít tông. Đồng thời, hai lỗ bên cạnh thông với hai lỗ nạp, hoà khí mới hút vào hoà trộn với hoà khí trong các te.
Khi pít tông gần tới ĐCT, cuối kì nạp-nén, hoà khí bị nén, bugi đánh lửa đốt cháy hoà khí và chu trình kế tiếp bắt đầu.
Cơ cấu phân phối khí của động cơ 2 kì thuộc loại van trượt, không có xu páp, kết cấu đơn giản, chế tạo dễ, ít hư hỏng nhưng không kinh tế.
Kiểm tra, bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí
Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
– Để máy nguội.
– Dựng xe trên chân trống giữa.
– Tháo yếm bằng cờ lê 10 ữ 14.
– Tháo dây cao áp ra khỏi bu gi và tháo bu gi ra.
– Tháo nắp đậy xu páp bằng cờ lê tròng 17.
– Nới lỏng cần số bằng cờ lê dẹt 10 và rút cần số ra khỏi trục.
– Tháo bu lông giữ các te đuôi cá bằng cờ lê khẩu 8 và đưa các te ra.
– Quay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ. Nếu xu páp nạp đi xuống rồi tiếp tụcđi lên hết thì tiếp tục quay vô lăng để dấu “T” trên vô lăng dùng dấu khoét trên các te. Lúc này pít tông ở ĐCT ứng với cuối kì nén, cả hai xu páp đóng kín. (Nếu tháo nắp đậy bánh răng cam thì để dấu “O” trên bánh răng cam trùng dấu khoét trên nắp máy).
– Kiểm tra khe hở xu páp bằng cách dùng thước lá căn đo khe hở giữa vít điều chỉnh và đuôi xu páp. Khe hở của xu páp hút và xu páp xả bằng 0,05mm.
+ Nới lỏng đai ốc hãm (bằng cơ lê tròng 9)
+ Luồn thước lá (căn 0,05mm) vào giữa vít điều chỉnh và đuôi xu páp.
+ Vặn vít điều chỉnh vào khi rút thước lá thấy cản nhẹ, giữ nguyên vít điều chỉnh siết chặt đai ốc hãm.
* Kiểm tra : quay vô lăng hai vòng (7200) đưa thước lá vào khe
hở đuôi xu páp, khi rút lá căn thấy lực cản nhẹ là đạt.
* Lắp : lắp các chi tiết theo thứ tự ngược lại.
Điều chỉnh xích cam
– Trên xe 4 kì có trang bị cơ cấu căng xích cam không tự động (như các xe Honda Cub : C50, C70 đời 79-80). Theo định kì khoảng 4000km đến 5000km hoặc khi xuất hiện tiếng kêu thì phải điều chỉnh lại xích cam :
– Dựng xe chân chống giữa.
– Cho máy nổ, để máy nóng tới nhiệt độ hoạt động bình thường rồi giảm ga để ở chế độ garăngti.
– Nới lỏng đai ốc hãm và vít chặn của bộ căng xích một cách từ từ đến lúc không còn tiếng kêu của xích thì dừng lại. Bộ căng xích sẽ từ động điều chỉnh độ căng của xích, vặn vít chặn và siết đai ốc hãm.
– Nếu không hết tiếng kêu thì tháo bu lông đậy bằng cờ lê tròng 14 nới lỏng đai ốc hãm và vít chặn. Dùng tua vít vặn vít điều chỉnh vào từ từ tới khi không còn tiếng kêu. Lắp bu lông đậy vặn vít chặn, siết đai ốc hãm.
– Kiểm tra. Sau bước 4 nếu xích cam vẫn kêu chứng tỏ xích cam hay các bánh răng đã quá mòn, phải tháo ra kiểm tra hoặc thay thế.
– Kiểm tra xích cam và cơ cấu căng xích cam.
Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan tại chuyên mục Sửa Chữa Xe Máy của Webike.vn.
Webike.vn
Tổng hợp