Nếu không may khi bạn va chạm phải một vụ tai nạn giao thông, bạn cần phải biết chính xác những gì mình nên làm, nhằm tránh gây thêm những rắc rối sau này bằng cách trách những lỗi sau đây.
>> Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông sẽ bị phạt 2 triệu đồng
>> Tính năng cứu hộ khẩn cấp (SOS) mới trên mô tô BMW
Không được nghĩ rằng mình không bị thương
Hãy nhớ rằng nếu như bạn nói với tài xe đã va chạm với bạn, cảnh sát hay công ty bảo hiểm là bạn không bị thương nặng, nhưng sau này bạn lại gặp những triệu chứng nội thương nào đó, điều đó có nghĩa là bạn đang giúp cho phía bảo hiểm trở nên dễ dàng hơn khi cho rằng những vết thương, triệu chứng của bạn không liên quan đến vụ tại nạn.
Trong nhiều trường hợp, những tổn thương sau tai nạn sẽ không ảnh hưởng hay đau đớn ngay lập tức cho đến một thời gian sau đó. Ngay cả khi bạn chỉ bị va chạm nhẹ và cảm thấy hoàn toàn bình thường ngay lúc đó, thì một thời gian sau có khả năng bạn sẽ trải nghiệm những đau đớn gây ra bởi những tổn thương bên trong không thể nhìn thấy ngay vào thời điểm gặp tai nạn. Tốt nhất là bạn hãy luôn cho rằng mình bị thương, để được kiểm tra bởi các nhân viên y tế chuyên nghiệp. Tóm lại, khám thừa còn hơn bỏ sót, nhất là khi một vụ tai nạn có thể gây ra những rắc rối tài chính sau này.
Không được nhận lỗi ngay tại hiện trường vụ việc
Trong việc phân định đúng sai, rất ít những vụ tai nạn giao thông có thể được giải quyết nhanh gọn. Nhận định của bạn về những việc vừa xảy ra có thể sai hoàn toàn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng chính mình là người gây tai nạn. Đó là lí do bạn không được phép nói với phía còn lại, hay là cảnh sát, rằng mình là người đi sai. Thậm chí bạn cũng nên tránh xin lỗi, vì rất có thể sự tử tế ấy sẽ gây hiểu nhầm.
Quan tâm tới sức khoẻ của những người vừa gặp tai nạn là điều hoàn toàn đáng làm, nhưng mọi việc chỉ nên dừng lại ở đó. Lời xin lỗi chân thành, hay là lời thú nhận về nguyên nhân gây tai nạn của bạn có thể được các công ty bảo hiểm của bạn hay của phía bên kia sử dụng để chống lại bạn sau này. Hãy luôn nhớ rằng sự cẩn trọng tại hiện trường có nghĩa là lời nói của bạn sẽ ít khả năng trở thành lý do để các công ty bảo hiểm tránh việc chi trả cho những hỏng hóc trên xe hay là hoá đơn bệnh viện có thể xuất hiện sau tai nạn.
Không được đồng ý với thỏa thuận “lờ nó đi”
Xử lý hậu quả tai nạn luôn luôn là một việc đau đầu, và cũng chẳng có gì là lạ khi có rất nhiều tài xế đề nghị “kệ luôn đi” và đường ai nấy đi. Tuy nhiên, thậm chí nếu thiệt hại chỉ là một vết móp nhỏ ở cản trước, bạn vẫn nên báo lại cho cảnh sát. Không có bất kì thông báo chính thức nào là một cái cớ hoàn hảo để các công ty bảo hiểm trốn tránh chi trả cho những chi phí sửa xe hoặc chữa thương bạn có thể gặp phải.
Lấy thông tin của tài xế kia có thể là chưa đủ, vì có thể những thông tin đó thậm chí còn không chính xác. Bạn nên đặc biệt cảnh giác khi họ rất cố gắng để thuyết phục bạn không dính líu tới pháp luật, vì rất có thể họ không có bằng lái, không có bảo hiểm hoặc thậm chí đang bị truy nã. Tất cả những tình huống nói trên sẽ mang lại lợi thế cho bạn nếu phải đưa pháp luật vào cuộc.
Khi cung cấp thông tin cho cảnh sát, hãy chỉ cung cấp những thông tin mang tính thực tế, đừng thêm vào những chi tiết bạn nghĩ rằng có thể đã xảy ra, hoặc những gì liên quan đến cảm xúc, hay là bất kì những điều gì khiến công ty bảo hiểm có thể dùng để tránh chi trả các chi phí liên quan cho bạn.
Không được gọi cho phía bảo hiểm ngay khi xảy ra tại nạn.
Có một suy nghĩ sai lầm mà rất nhiều người mắc phải, đó là gọi điện cho công ty bảo hiểm là việc đầu tiên cần làm sau tai nạn. Điều này hoàn toàn không nên làm. Trong thực tế, bạn không nên có bất kì liên lạc nào với công ty bảo hiểm, trước khi có một báo cáo chính thức tới bên cảnh sát, và được kiểm tra sức khoẻ bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Thậm chí, trong một vài trường hợp, bạn còn phải nói chuyện với luật sư trước khi tìm đến với bên bảo hiểm.
Hãy luôn nhớ rằng, các công ty bảo hiểm sẽ luôn tìm cách để không phải chi tiền cho bạn, nên họ có thể sẽ cố khiến bạn nói ra những điều giúp họ làm được việc đó. Và những điều kể trên sẽ dễ được bạn nói ra hơn khi vẫn còn đang choáng váng sau tai nạn. Dù bạn có quyết định làm việc với luật sư hay không, hãy tránh tiếp xúc với bên bảo hiểm, cho tới khi bạn bình tĩnh, suy nghĩ thông suốt và sẵn sàng miêu tả chi tiết lại vụ tai nạn với những tình huống thực tế đã xảy ra.
*** Dính vào một vụ tai nạn giao thông thực sự là một trải nghiệm tồi tệ, và có lẽ ta cũng nên ngừng đổ thêm dầu vào lửa bởi một số việc làm hay lời nói lỡ làng hoàn toàn có thể tránh được. Ưu tiên quan trọng nhất lúc nào cũng sẽ là sự an toàn của bản thân, nhưng ngay sau khi bạn chắc chắn rằng sức khoẻ của mọi người đã ổn, hãy dành 1 chút thời gian để bình tĩnh lại, cân nhắc những điều nói trên và chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Webike.vn
Theo tapchixe24