Khi bạn đạp xe, hoặc đề có cảm giác sức nén đủ, nhưng máy vẫn không nổ. Đây chính là do phần tia lửa ở bu-gi, chúng ta cần kiểm tra để khắc phục sự cố.
Bu-gi (spark plug) là một thành phần trong xe máy có chức năng đốt cháy hỗn hợp khí, nhiên liệu và truyền nhiệt từ buồng đốt. Bu-gi mang năng lượng điện và biến nhiên liệu thành năng lượng làm việc. Một hiệu điện thế đủ mạnh được cung cấp bởi hệ thống đánh lửa để sinh ra tia lửa điện phóng qua khoảng hở của bugi.
Khi xe máy không nổ lúc bạn khởi động cần kiểm tra bằng cách mở Bu-gi ra ngoài, sau đó gắn Bu-gi vào chụp bu-gi để thử lửa bên ngoài, nếu trường hợp không bị nhảy tia lửa ra xung quanh có nghĩa là bu-gi không có vấn đề. Bạn có thể dùng một đoạn sắt đặt ở đoạn răng trên bu-gi sau đó đề xe để kiểm tra.
Trường hợp tia lửa nhảy lung tung, lúc có lúc không thì Bu-gi đã bị hỏng, cần phải thay mới một Bu-gi khác. Một số trường hợp nếu không xuất hiện tia lửa từ Bu-gi thì phải thử lửa gốc để kiểm tra.
1. Kiểm tra lửa Bu-gi
Việc kiểm tra lửa Bu-gi để biết tia lửa gốc có đủ mạnh để làm xe nổ máy, các bạn có thể thao tác bằng cách tháo Bu-gi ra khỏi chụp, đưa chụp Bu-gi vào cạnh sắt hoặc nhôm của xe khoảng 8mm. Sau đó, mở khoá máy đạp hoặc đề cho máy xoay và quan sát tia lửa nhảy từ đầu dây qua “mát” của xe. Khi đó, sẽ xảy ra một trong các trường hợp như sau:
a. Tia lửa mạnh
Trong trường hợp tia lửa mạnh sẽ có biểu hiện nhảy nghe tiếng tách tách lớn, tia tia lửa có màu xanh hoặc tím. Độ tròn tia lửa ước lượng bằng mắt có đường kính cỡ từ 2mm đến 3mm.
b. Tia lửa yếu
Biểu hiện của một tia lửa Bu-gi yếu là không nghe thấy tiếng nhảy lửa, và tia lửa có màu vàng, độ tròn tia lửa ước lượng bằng mắt có đường kính cỡ khoảng từ 0.5mm đến 1mm. Một vài trường hợp nếu tia lửa yếu quá so với khoảng cách đầu dây mát 8mm sẽ không có lửa nhảy, lúc này bạn phải đưa sát vào “mát” mới thấy.
c. Không có tia lửa
Trường hợp không có tia lửa bạn cần phải thực hiện một số thao tác để có lửa bằng cách thao tác lần lượt:
– Cuộn lửa nguồn đặt trong mâm điện, với những dòng xe đời mới nó sẽ lấy điện nguồn từ điện bình ắc quy. Trường hợp bình hư thì sẽ lấy điện từ cục sạc đưa qua và đưa dòng điện này vào IC (linh kiện điều khiển sự đánh lửa).
– Cuộn kích đặt bên hông bộ phát điện sẽ có nhiệm vụ gởi tín hiệu bằng dòng điện, để IC phát tia lửa ra dây nối chụp Bu-gi của Bo-bin sườn đúng thời điểm.
– Bo-bin sườn đưa dòng điện qua cuộn sơ cấp trong Bo-bin sườn và được ngắt đột ngột, sẽ có tác dụng tạo ra tia lửa mạnh ở cuộn thứ cấp dẫn qua Bu-gi.
-Sau đó, IC sẽ nhận tín hiệu từ cuộn kích để quyết định thời điểm đưa điện nguồn qua Bo-bin sườn, và nó sẽ thay đổi thời điểm đánh lửa sớm và tạo ra tia lửa sau khi được ngắt.
– Nếu các trường hợp trên đều tốt, bạn có thể kiểm tra xem có dây nào dẫn qua các chi tiết này bị đứt ngầm hay không, hoặc các mối nôi lỏng lẻo cũng sẽ làm lửa bị yếu, nếu dây đứt hẳn sẽ bị mất lửa.
2. Cách đánh lửa của Bu-gi
Trường hợp nếu đang đi ngoài đường thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ đồ nghề đê khắc phục ngay được. Do đó, bạn có thể thaotacs bằng một cách khác để đánh lửa Bu-gi, giúp xe nổ máy để đi nốt quãng đường về nhà mình.
Để thực hiện bạn mở Bu-gi ra và gõ chấu sát vào tim giữa với khoảng cách 0,3 mm. Sau đó thực hiện nổ máy. Một vài trường hợp không may mắn có thể xe của bạn sẽ không nổ được ngay cả khi đã áp dụng cách trên, lúc này chỉ có cách mang xe vào các hiệu sửa chữa xe máy để được khắc phục.
Webike.vn
Theo Nghexemay