X

Hướng dẫn bảo dưỡng sữa chữa thanh truyền – trục khuỷu xe máy

Nhóm chi tiết gồm nắp máy, xi lanh kết hợp với pít tông, xéc măng trục khuỷu – thanh truyền có nhiệm vụ tạo ra vùng không gian thay đổi để thực hiên chu trình công tác (hút – nén – nổ – xả) của động cơ. 

Ngoài ra pít tông còn nhận và truyền lực khí thể, nhờ cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay và truyền mô men đến các bộ phận chuyển động của xe máy
Tìm hiểu về Pít tông – Séc măng – Thanh truyền – Trục Khuỷu Pít tông – Công dụng: nhận năng lượng của nhiên liệu cháy trong kì đốt rồi chuyền cho trục khuỷu nhờ thanh truyền
Pít tông hút hoà khí (trong kì hút), ép hoà khí (trong kì nén), nhận công (trong kì đốt), đẩy khí thải (trong kì thoát) và truyền nhiệt của buồng cháy cho xilanh góp phần làm mát động cơ.
Trong động cơ 2 kì, pít tông còn làm nhiệm vụ đóng mở các cửa thông khí (cửa hút, cửa nạp và cửa thoát) trên thành xi lanh.

 

Phân loại: Pít tông dạng ống trụ, một đầu kín (đỉnh) và được chia làm 3 phần:
Đỉnh píttông có nhiều loại. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, đỉnh có dạng phẳng, chỏm cầu hoặc bướu nhằm mục đích: tăng độ chịu lực, hướng luồng khí, toả nhiệt,□
ở đỉnh pít tông thường có ghi số chỉ cốt sửa chữa, kí hiệu mũi tên hoặc chữ “IN“ quy định chiều lắp pít tông..
Ví dụ: 050 có nghĩa là pít tông cốt 2, đường kính lớn hơn đường kính chuẩn (nguyên thuỷ) là 0,50 mm.
Pít tông của động cơ xe máy do Nhật Bản sản xuất  thường  có  5  cỡ:  chuẩn  1,  2,  3,  và 4.
Cỡ chuẩn có đường kính pít tông nhỏ nhất, đường kính các cỡ tiếp theo lần lượt tăng thêm 0,25mm. Mặt trong của đỉnh pít tông có những đường gân là tăng độ bền vững.
*  Đầu pít tông (còn gọi là phần bao kín) có các rãnh hình vành khăn để lắp xéc măng. Số rãnh bằng số xéc măng. Có rãnh xéc măng hơi và rãnh xéc măng dầu. ở động cơ 2 kì, trong rãnh này có chốt định vị để xéc măng không xoay vòng tự do trong rãnh.
* Thân pít tông có hai lỗ đặt chốt pít tông (chốt ắc), trong mỗi lỗ đều có rãnh đặt vòng chặn.
Chốt pít tông có đoạn hình trụ rỗng bằng thép, mặt ngoài nhẵn bóng và được tôi cứng.

Ngoài ra, thân pít tông còn có những yếu tố khác: vát bớt kim loại để tránh bó kẹt, rãnh để ngăn nhiệt và tăng tính đàn hồi, chỗ khoét để mở rộng không gian chuyển động của thanh truyền, gân tăng độ cứng, vấu làm lỗ chốt.

Xéc măng

Xéc măng hoặc vòng găng có dạng vành khăn và có khe hở.

Chỗ hở là miệng xéc măng.
Xéc măng nằm trong rãnh ở đầu pít tông, ép sát vào mặt gương xi lanh.
Xéc măng được chế tạo băng gang xám, có thể đàn hồi. Có xéc măng khí và xéc măng dầu
a) Xéc măng khí còn gọi là xéc măng hơi, đảm bảo sự kín sát giữa pít tông và xi lanh, giữ được hoà khí trong kì nén. Xéc măng khí gồm xéc măng lửa và xécmăng dầu.
– Xéc măng lửa đặt gần đỉnh pít tông nhất, trực tiếp với khí cháy, vì vậy mặt ngoài được mạ crôm sáng  bóng.
– Xéc măng nén mặt xa đỉnh pít tông hơn xéc măng lửa, hình dạng như xéc măng lửa nhưng không mạ crôm nên màu xám đậm.
b) Xécmăng dầu ngăn dầu làm trơn, không cho lọt vào buồng cháy và gạt dầu bám ở mặt gương xi lanh trở lại các te. Xéc măng dầu đặt xa đỉnh pít tông nhất.
Xéc măng dầu của xe máy được chế tạo thành 3 chi tiết: vòng phẳng trên, vòng giữa và vòng phẳng dưới. Các vòng phẳng có nhiệm vụ gạt dầu. Vòng giữa có lỗ dẫn dầu. Xéc măng dầu có nhiều kiểu do cấu tạo vòng giữa khác nhau.
Pít tông động cơ 4 kì của xe máy có một xéc măng lửa, một xéc măng nén và một xéc măng dầu. Các miệng xéc măng kề nhau phải sắp xếp lệch nhau một góc lớn hơn 90o. Pít tông động cơ 2 kì có một xéc măng lửa và một xéc măng nén, không có xéc măng dầu. Các miệng xéc măng phải đặt đúng tại chốt định vị trong rãnh xécmăng.

Thanh truyền

– Công dụng: Thanh truyền là một chi tiết máy quan trọng trong việc biến chuyển động tịnh tiến của píttông thành chuyển động quay tròn của trục chính.
– Cấu tạo: Thanh truyền gồm 3 phần :
* Đầu trên (đầu nhỏ) có dạng hình trụ rỗng, đặt chốt píttông. Đầu trên có thể gắn bạc đồng (có rãnh dẫn dầu làm trơn), hoặc đặt một vòng bi đũa hay được tráng lớp hợp kim chống ma sát, tuỳ theo thiết kế.
* Thân ở giữa là một thanh có tiết diện lớn dần từ đầu nhỏ đến đầu to.
Mặt cắt của thân thanh truyền có hình ôvan hoặc chữ I (H.II-6). Loại mặt cắt chữ I được dùng nhiều vì nhẹ và chịu lực tốt, loại ôvan chế tạo đơn giản hơn.
* Đầu dưới (đầu to) cấu tạo tương tự đầu trên nhưng to hơn để đặt chớt khuỷu.

Trục khuỷu (dên)

– Công dụng: Nhận năng lượng trong kì đốt và chuyền cho các bộ phận khác của xe máy. Trục khuỷu là chi tiết quan trọng và chủ yếu của động cơ.
– Cấu tạo: là loại trục chắp gồm có đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối
– Đoạn đầu là một nửa trục khuỷu, còn gọi là nửa trục chính gồm má khuỷu, cổ chính và chỗ lắp bộ li hợp.
Má khuỷu hình đĩa, làm nhiệm vụ tay quay và bánh đà, có chỗ lắp chốt khuỷu.
– Đoạn cuối là nửa thứ hai của trục khuỷu, gồm má khuỷu, cổ chính và chỗ lắp mâm điện.
Mặt ngoài chốt khuỷu và cổ chính được tôi cao tần và mài bóng.

Bánh đà

Bánh đà là chi tiết bằng kim loại có khối lượng khá lớn, tích luỹ năng lượng trong kì sinh công và truyền năng lượng này cho trục khuỷu ở các kì khác. Lực quán tính của bánh đà giúp píttông vượt qua các điểm chết dễ dàng.
Bánh đà có thể là một chi tiết máy riêng biệt lắp vào trục khuỷu. Đối với xe máy, má khuỷu thướng có khối lượng khá  lớn (khoảng  70% khối lượng tổng  cộng của các chi tiết chuyển động của động cơ) và làm nhiệm vụ bánh đà. Ngoài ra, còn một số bộ phận có công dụng như bánh đà: mâm điện, quạt gió…

Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền Tháo khối quy lát (nắp máy) và tháo xi lanh.

– Dùng  kìm  mỏ  nhọn, bóp 2 đầu phanh hãm chốt pít tông, rút phanh ra.
– Dùng  thanh  gỗ  tiện  tròn có
đường kính nhỏ hơn đường kính ngoài ắc pít tông để đẩy ắc pít tông ra ngoài (hình 4.4) nếu cần thì đóng nhẹ ắc pít tông. Có thể dùng van để tháo lắp ắc pít tông.
*  Chú ý:
– Khi  tháo dùng giẻ quấn bịt quanh thanh truyền dưới pít tông không để các chi tiết rơi vào hộp trục khuỷu.
– Lấy pít tông cùng xéc măng và ắc pít tông ra.
– Tháo xéc măng ra khỏi pít tông theo thứ tự trên trước, dưới sau.
Dùng hai ngón tay cái (hai dụng cụ chuyên dùng) bung miệng xéc măng   ra và nhẹ nhàng nâng lên để lấy xéc măng ra ngoài Chú ý. Chỉ bung miệng xéc măng ra vừa đủ để lấy xéc măng lên. Nếu bung quá rộng sẽ làm gãy xéc măng.
Pít tông cũ muốn dùng lại được phải đạt tiêu chuẩn sau :
– Quan sát bằng mắt trên bề mặt làm việc không bị lồi lõm mòn xước.
Phần lắp xéc măng (đầu pít tông) không bị muội bám đen.

Lỗ chốt còn vừa khít với chốt (ắc) pít tông.

Rãnh đặt xéc măng còn tròn đều chưa bị sắc cạnh.

– Dùng dao nạo cùn để nạo sạch muội than bám trên đỉnh pít tông (không cạo muội than quanh pít tông phía trên xéc măng trên cùng.

– Dùng xéc măng gãy để cạo sạch muội than trong rãnh xéc măng của pít tông. Kiểm tra rãnh xéc măng xem có bị rộng, bị mẻ, bị loe không  ?
– Dùng pan me 25 ữ 50 đo đường kính ngoài của pít tông tại điểm vuông góc của đường tâm lỗ chốt pít tông. Đo tại vị trí cách đáy pít tông từ 7 ữ 10 mm.
– Đo đường kính trong lòng xi lanh. Lấy đường kính xi lanh trừ đi đường kính pít tông là khe hở giữa pít tông và xi lanh (giới hạn không quá 0,1 mm).
– Xoa dầu vào ắc pít tông và lắp vào đầu nhỏ thanh truyễn xoay từ từ xem ắc pít tông có lỏng theo chiều dọc và chiều ngang không, nếu lỏng phải thay ắc mới (đưa ắc pít tông vào lỗ ắc pít tông. Để thẳng góc dùng ngón tay cái bóp ắc từ từ đi vào là còn tốt).
– Đo đường kính của lỗ ắc pít tông bằng thước bung và đo đường kính ngoài của ắc pít tông bằng pamme. Lấy đường kính của lỗ ắc pít tông trừ đi
đường kính ngoài của ắc pít tông, khe hở này không được quá 0,08 mm.Nếu quá phải thay pít tông và ắc mới.
– Kiểm tra pít tông với xi lanh. Lau sạch bề mặt pít tông và xi lanh bôi một lớp dầu mỏng, đảo đầu pít tông đưa vào xi lanh. Dùng ngón tay đẩy nhẹ pít tông từ từ đi xuống là tốt. Nếu pít tông tự rơi là đã quá mòn.

Kiểm tra xéc măng

* Kiểm ra miệng xéc măng với xi lanh (hình 4.5)
Đặt xéc măng vào lòng xi lanh, dùng đầu pít tông đẩy xéc măng sâu xuống khoảng 20mm tạo cho xéc măng thẳng góc với xi lanh.
Nhìn vào khe hở miệng xéc măng ánh sáng   bằng   sợi   tóc  làđược. Hoặc dùng thước lá căn đo khe hở miệng của từng xéc măng. Khe hở này không
được quá giới hạn cho phép:
  • Đối với xe Honda. Xéc măng hơi 0,5mm, xéc măng dầu 0,1.
  • Đối với xe Sim sơn: 0,7 mm.
  • Tiêu chuẩn xéc măng mới 0,15 mm.
* Kiểm tra xéc măng với pít tông
– Làm sạch rãnh xéc măng (dùng xéc măng cũ nạo rãnh xéc măng).

– Đưa xéc măng vào rãnh xéc măng, sau đó lăn đều một vòng vừa lăn vừa quan sát khe hở phải đều và không lớn hơn 0,25 (dùng thước căn lá kiểm tra).

Lắp xéc măng vào pít tông

– Vệ sinh sạch sẽ xéc măng, rãnh xéc măng và pít tông.
– Thứ từ lắp xéc măng vào pít tông đối với động cơ 4 kì như hình bên
– Lắp xéc măng theo thứ tự từ dưới lên trên.
*Cách lắp. Dùng móng tay của 2 ngón cái bung miệng xéc măng vừa đủ. Nhẹ nhàng trượt xéc măng dọc pít tông đưa xéc măng nằm lọt rãnh pít tông.
*Chú ý. Nếu trên xéc măng có ghi kí
hiệu thì lắp mặt có kí hiệu hướng lên trên Không bung miệng xéc măng quá rộng sẽ làm gãy xéc măng.
a) Khi lắp xong xéc măng vào rãnh pít tông, cần xoay cho xéc măng chuyển động cho chuyển động trơn tru trong rãnh và đặt các miệng xéc măng lệch 1200.

b) Đối với động cơ 2 kì thì khi lắp xéc măng vào pít tông ta phải đặt miệng xéc măng đúng chốt định vị.

Lắp pít tông và xéc măng lên động cơ

– Xoa dầu vào lỗ đầu nhỏ thanh truyền và ắc pít tông.
– Đối với động cơ xe Sim sơn: dùng ít mỡ dính vào hai vòng đệm, vào hai bên má đầu nhỏ thanh truyền.
– Đặt pít tông vào đầu nhỏ thanh truyền.
Với động cơ 4 kì đặt pít tông sao cho chữ “IN“ ở đầu pít tông (hoặc góc vát lớn trên đầu pít tông) hướng lên trên.
Với động cơ 2 kì (xe Sim sơn) đặt pít tông ở đầu pít tông hướng về phía cửa xả. Tốt nhất xác định chốt hãm xéc măng so với các cửa nạp, xả (vị trí chốt không đi qua cửa nạp, xả).
– Cần cho pít tông thật thẳng hàng với các lỗ ắc pít tông và lỗ đầu nhỏ thanh truyền rồi đẩy ắc pít tông qua lỗ thanh truyền sang lỗ bên kia của pít tông ngang với rãnh lắp vòng hãm ắc.
Chú ý. Phanh hãm phải nằm hoàn toàn trong rãnh hãm của nó.
– Đối với động cơ 4 kì, khi lắp phanh hãm ắc pít tông không được để miệng của phanh hãm trùng với phần lõm ở pít tông.
– Kiểm tra bằng cách lắc pít tông, nếu thấy nhẹ là được. Ta xác định lại vị trí của miệng xéc măng.
– Lắp xi lanh và quy lát
  • Từ từ đưa xi lanh vào 4 vít cấy đến vị trí pít tông ở điểm chết trên.
  • Đưa đầu pít tông vào lòng xi lanh.
    • Đối với động cơ 4 kì : lắc nhẹ xi lanh để xéc măng tì lên thành xi lanh hoặc dùng tua vít ép nhẹ miệng xéc măng vào nòng xi lanh.
    • Đối với động cơ 2 kì : phải xác định vị trí chốt hãm xéc măng, dùng tua vít lựa đưa đầu xéc măng đúng chốt hãm.
  • Lắp nắp máy vào vít cấy.

Lắp khối quy lát lên động cơ

– Lắp gioăng quy lát mới và các chốt định vị.
– Lắp khối quy lát mới nên động cơ.
Dùng tay luồn xích cam qua hốc bên của khối quy lát trong khi vừa đẩy khối quy lát vào vị trí.
– Lắp gioăng mới và lắp nắp đầu khối quy lát (để mũi tên trên nắp đầu hướng  xuống  ống xả).
– Lắp đệm bằng đồng vào vít cấy bên phải phía dưới (đai ốc dầu).
– Lắp đai ốc thường vào vít cấy bên phải phía dưới.
– Siết dần đều các đai ốc theo thứ tự đối xứng vừa tay (khoảng 9 ữ 12 Nm).
– Lắp vít giữ khối quy lát vào xi lanh.
– Lắp bánh răng cam vào xích cam (cân cam).
– Đặt gioăng mới vào nắp tròn rồi lắp nắp tròn.
* Chú ý. Để vấu bên trong vào nắp tròn lọt vào các vành của khối quy lát.
– Siết chặt bu lông giữ nắp tròn.
– Điều chỉnh khe hở xu páp.
– Lắp bu gi, đầu chụp bu gi.
– Lắp ống xả, bộ chế hoà khí.
– Lắp các bộ phận căng xích cam và điều chỉnh.
– Lắp các te đuôi cá, cần đổi số.
– Lắp yếm xe.

Sửa chữa thanh truyền

– Hư hỏng
a) Thanh truyền bị lệch. Do chịu lực không đều, đặc biệt do lúc tháo lắp pít tông khỏi thanh truyền dẫn tới thanh truyền bị cong. Nếu cong lệch ít thì pít tông và xi lanh chóng mòn. Nếu cong lệch nhiều làm cho pít tông không thể chuyển động được do bị kẹt.
b) Thanh truyền kêu:
  • Do đầu nhỏ, chốt hoặc vòng bi bị mòn.
  • Do đầu to, trục quay tay, vòng bi bị mòn.
c) Thanh truyền bị phá hỏng. Lột biên do thiếu dầu bôi trơn, phá huỷ vòng bi,  bạc  lót, chốt.
– Sửa chữa
Những hư hỏng trên làm cho động cơ có tiếng động vang lên gọi là tiếng máy gào, gõ. Do đó các chi tiết chóng mòn, gây va đập lớn có thể phá vỡ liên kết các chi tiết, cần phải sửa ngay :
  • Nắn lại biên nếu thấy có thể và độ mòn ở hai đầu chưa đến mức thay thế.
  • Kiểm tra thay chốt pít tông, đóng lại bạc hoặc thay vòng bi.
  • Ép biên thay trục tay quay, vòng bi hoặc đóng lại bạc.
  • Thay biên và các chi tiết nối ghép.
Kiểm tra khe hở giữa đầu biên và trục tay quay
a) Trường hợp biên nằm trong máy :
– Tháo xi lanh, nắp máy cụm pít tông để đầu nhỏ biên ở vị trí ĐCT.
– Nắm đầu nhỏ biên kéo đẩy theo chiều pít tông, nếu cảm thấy có độ ro là trục tay quay và vòng bi đã bị mòn.
b) Trường hợp biên tháo khỏi máy
– Một tay giữ chặt thân biên (phần đầu nhỏ) trục khuỷu được treo tự do.
– Dùng mu bàn tay đánh mạnh lên đầu nhỏ biên nếu có tiếng va kim khí thì phải ép lại biên.

Kiểm tra vòng bi, bạc lót, phớt dầu.

a) Kiểm tra vòng bi. Băng cách lắc trục, nếu càng dễ lắc thì vòng bi càng mòn.
– Kiểm tra vòng bi trục khuỷu bằng cách lắc vô lăng.
– Kiểm tra vòng bi trục sau bằng cách lắc bánh sau. Khi tháo trục khuỷu khỏi các te
  • Đối với xe 2 kì : nếu vòng bi nằm lại các te là tốt, nếu ra theo trục khuỷu là vòng bi đã mòn, ổ giữ vòng bi rộng.
  • Đối với xe 4 kì. Nếu vòng bi nằm lại ổ thì vòng bi và ổ trục đều mòn.
b) Kiểm tra phớt dầu. Đối với động cơ 2 kì các phớt ở 2 đầu trục khuỷu là rất quan trọng vì để ngăn dầu ra 2 đầu trục, đồng thời làm kín các te. ở xe 4 kì phớt dầu trên trục khuỷu phía mâm lửa nhằm ngăn dầu các te sang mâm lửa.

Phớt dầu phải ôm khít vào trục khuỷu không bị rạn nứt chai cứng nếu rò dầu phải thay phớt hoặc sửa lại. Nếu phớt không khít có thể lò xo bị dãn, có thể cắt bớt lò xo và nối lại (nếu cao su còn mềm và không rạn nứt).

Style Bụi