X

Trong tương lai xe máy sẽ phải có bộ phận lọc giảm khí thải?

Qua các thống kê và nhận định từ chuyên gia cho rằng, giao thông là nguồn phát thải lớn nhất. Vì thế trong dự thảo luật môi trường có đề cập đến việc bắt buộc lắp bộ phận lọc giảm khí thải cho các xe ô tô, xe máy chưa đạt chuẩn.

Tình hình thực tế

Phó phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm), ông Nguyễn Văn Phương cho hay từ tháng 01/2017 toàn bộ ô tô và xe máy sản xuất, lắp ráp hay nhập khẩu đều đạt chuẩn Euro 4(cho ô tô) và Euro 3 (cho xe môtô) theo lộ trình Quyết định 49/QĐ-TTg đối với tiêu chuẩn khí thải của Chính phủ. Cho nên, các loại xe sản xuất mới đều tích hợp sẵn bộ chuyển đổi xúc tác phục vụ mục đích làm giảm phát thải độc hại ra môi trường.

Tuy nhiên, toàn bộ xe từ trước 01/2017 (khoảng 50 triệu xe máy và 3,5 triệu xe ô tô) không có bộ phận này và vận hành trên tiêu chí cũ. Vì thế việc lắp thêm bộ lọc giảm thiểu khí thải này sẽ giúp giảm đáng kể ô nhiễm không khí. Điều này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng (theo tiến sĩ Lê Việt Phú, giảng viên đại học Fullbright).

Vì những lý do trên mà các chuyên gia cho rằng sẽ không thể tiếp tục chậm trễ việc áp dụng các quy định hạn chế khi thải, mà theo các ý kiến không đồng tình trước đó là do mức thu nhập của người dân còn thấp không thể đáp ứng.

Ngoài ra, TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông – Trường đại học Bách khoa TP.HCM chỉ ra rằng, việc lắp đặt bộ phận lọc này không khó khăn về kĩ thuật nên không lo ngại. Những xe từ năm 2000 trở lại đây có thể thực hiện được. Việc đáng quan lâm là các xe trước năm 2000, xe hết đát… cần được tiến tới hạn chế và loại bỏ.

Chi phí lắp đặt bộ lọc của người dân có được hỗ trợ? Khó khăn, thách thức?

Câu chuyện chi phí không mới, nhưng là nguyên nhân chính để người dân phản đối về những dự luật, chính sách liên quan đến xe máy (một phương tiên mưu sinh phổ biến hàng đầu Việt Nam). Nên việc triển khai quy định gắn bộ lọc chắc chắn sẽ không làm đồng loạt được, mà nó phải theo một lộ trình nhất định: về thời gian, về địa bàn, về đối tượng…(Ông Đặng Trần Khanh-Phó phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm- cho hay).

Việc áp dụng quy định này sẽ kéo theo các công tác hậu kiểm, kiểm định cả ô tô lẫn xe máy sau khi ban hành. Hiên nay, nước ta chỉ có ô tô đăng kiểm, còn xe máy thì vẫn chưa có quy định về đăng kiểm.

Ngoài ra, với hơn 50 triệu xe thì hơn 200 đơn vị trung tâm đăng kiểm của nước ta hiện nay sẽ không thể đáp ứng được. Về phía người dân, việc lắp bộ lọc từ vài trăm đến vài triệu (từ 2-4 triệu) tùy vào xe cũng là một vấn đề lớn. Cho nên việc quản lí được chất lượng thực sự của các bộ lọc đạt tiêu chuẩn để quy định có thể phát huy tác dụng (nhiều người dân có xu hướng lắp qua loa, đối phó…) cũng là một thử thách cho phía cấp quản lí.

Theo các chuyên gia việc xây dựng chính sách hỗ trợ về giá, giảm thuế môi trường để cân bằng chi phí… cần phải được chú trọng để phù hợp với thực tế đời sống người dân.

Xe hết đát, xe ma… cần có lộ trình để loại bỏ

Phó phòng Kiểm định xe cơ giới – Cục Đăng kiểm, Ông Đặng Trần Khanh, cho hay song song dự thảo luật Bảo vệ môi trường thì dự thảo luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) cũng đưa nội dung liên quan đến việc loại bỏ dần các xe hết đát theo lộ trình thời gian, địa bàn, đối tượng.

Các chuyên gia chỉ ra rằng chịu tác động lớn nhất nếu luật được thông qua chính là bộ phận người dân có thu nhập thấp với phương tiện mưu sinh chính là xe máy. Việc triển khai, hỗ trợ phải hết sức thận trọng để không gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Theo đó, rất có thể lộ trình sẽ bắt đầu từ nội thành đến ngoại thành, từ các xe phân khối lớn đến xe phổ thông….

Tổng hợp nhiều nguồn