Phanh ABS được sáng chế từ các kỹ sư người Pháp vào năm 1929 dành cho công nghiệp hàng không. Đến năm 1959 người ta mới phát hiện ra rằng ABS cũng có tác dụng hiệu quả cho các phương tiện ô tô và xe máy.
Thế là vào những năm 1970, trải qua các cuộc thử nghiệm khắt khe và phanh ABS chính thức ra mắt tại Mỹ và được xem là công nghệ tiên tiến giảm thiểu rủi ro về tai nạn giao thông ở mức độ nghiêm trọng nhất.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một nghiên cứu phát minh từ hãng Robert Bosch GmbH viết tắt của cụm từ “Anti-lock Braking System” một hệ thống trên xe giúp cho bánh xe luôn quay và bám đường trong khi phanh(thắng) để ngăn ngừa việc bánh xe bị trượt trên mặt đường do má phanh bó cứng tang phanh hoặc đĩa phanh. Nhờ đó người điều khiển xe có thể tiếp tục điều khiển được tay lái và đưa xe vào vị trí an toàn trọng tình thế khẩn cấp. Cho đến ngày nay, phanh ABS ngày càng cải thiện, phát triển hơn về mọi mặt và đã xuất hiện trong hầu hết các dòng xe đang lưu hành trên đường phố.
Điểm khác biệt giữa phanh ABS đối với phanh thường
Khi đang lưu thông, những phương tiện không được trang bị hệ thống phanh ABS thì khi gặp phải trường hợp phanh (thắng) gấp hoặc xe đi trên những con đường trơn trượt thì má phanh sẽ dính chặt vào đĩa phanh làm cho bánh xe không quay được, lúc này bánh xe sẽ bị khóa mất độ bám dẫn đến xảy ra tai nạn.
Còn những xe được trang bị hệ thống chống bó cứng ASB sẽ hỗ trợ phanh bằng cách bóp và nhả liên tục nhằm hạn chế tối đa lực tác động vào đĩa phanh khi người điều khiển bóp phanh hoặc đạp phanh quá nhanh lực quá lớn nhưng vẫn đảm bảo bánh xe vẫn quay. Sau khi xử lý kịp thời các tính huống nguy hiểm, hệ thống sẽ tiếp tục sử dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại hẳn.
Trong điều kiện điều khiển xe chạy và phanh bình thường, người điều khiển xe không thể phân biệt được giữa một chiếc xe có trang bị hệ thống phanh ABS và một chiếc không có phanh ABS và chỉ khi nào phanh gấp, hệ thống ABS này mới phát huy được tác dụng của nó. Khi đó, bàn đạp phanh sẽ rung mạnh với những cái nhồi gấp hơn, tiếp nối là nghe được một tiếng ” click ” rõ rệt.
Hệ thống phanh ABS chỉ là một hệ thống hỗ trợ người điều khiển trong việc kiểm soát xe của họ, nó không có tác dụng thay thế người lái làm việc này. Người điều khiển phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc điều khiển xe và ABS chỉ có tác dụng làm cho xe dễ kiểm soát hơn khi phanh gấp.
Chiếc mô tô đầu tiên được sử dụng công nghệ này là BMW K1000 đời 1988. Sau một thời gian đã có rất nhiều công nghệ tiên tiến mới áp dụng tích hợp ABS vào xe mang đến cho người dùng cảm giác an tâm hơn khi điều khiển các phương tiện.
Thế nhưng, độ phanh ABS cho xe máy cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bạn đọc nên xem qua: Độ phanh ABS cho xe máy: những hiểm họa và giải pháp từ nhà sản xuất.
Webike.vn
(Tổng hợp)
Video: Youtube