Đặc biệt đối với xe côn tay, khi kỹ thuật chạy chưa thuần thục, chưa đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng hao mòn lá côn làm hư hỏng máy móc của xe một cách nhanh chống. Nếu bạn là một xế côn mới nhập môn hãy chú ý những điều sau đây.
***Kinh nghiệm được tổng hợp từ những anh em có thâm niên trong điều khiển xe côn.
1. Máy không bốc, xe bị ì khi chạy
Những dấu hiệu cho thấy bộ côn tay trên chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề đó là: nhiệt độ máy xe cao bất thường và lặp lại nhiều lần, xe chạy có cảm giác bị ì, nặng nề và khi lên ga máy không bốc như những lần đầu điề khiển xe. Vấn đề này rất hay gặp phải đối với những người vừa tập chạy xe côn tay.
Cơ chế hoạt động của côn tay (có thể là bộ côn khô hoặc công ướt) là sự ép lực sinh ra giữa các lò xo trong cấu trúc côn. Khi chưa thuần thục thao tác chuyển côn, vô số, lên ga… sẽ dẫn đến bộ phận côn tay (ly hợp) hoạt động không đều, trật nhịp, không nhịp nhàng dẫn đến cấu trúc máy phải gắn gồng trước những tác động “đủ chiều” nên rất dễ hư hỏng.
Tác hại trực tiếp của trường hợp này là gây ra hiện tượng mòn là côn (bố nồi)
Bỏ qua nguyên nhân lá côn mòn vì dùng lâu năm, nguyên nhân chính là do khi người lái chưa thả hết côn đã ép ga đột ngột, chạy sai đơn vị số (chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng). Ngoài ra, việc nhả côn tức thời cũng khiến lá côn bị bào mòn rất nhanh, thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn tới cháy côn gây nổ máy xe khi đang chạy.
***Chú ý riêng cho những rider hay “nẹt pô”, hoặc âm côn: chiếc xe của bạn sẽ rất dễ bị cháy lá côn.
2. Hiện tượng dính côn (kéo côn hết cỡ nhưng vẫn không cắt côn được)
Hiện tượng này rất nguy hiểm, đây là một hậu quả của việc lá côn bị mòn. Khi đang điều khiển xe tốc độ thấp hoặc đang loay hoay trước việc bóp thả côn, máy xe chết đột ngột sẽ gây ảnh hưởng tính mạng khi đang lưu thông.
Xe bị dính côn do nhiều nguyên nhân như bóp, thả côn không chính xác, không phù hợp vận tốc hay do người chạy chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ nên côn không thể cắt hết khi bóp mạnh.
Để xử lý hãy tham khảo ý kiến của những đại lý xe mà bạn mua về mức độ hiệu chỉnh các thông số trước khi bạn có đủ kiến thức để tự hiệu chỉnh chúng.
3. Tiếng hú phát ra từ bộ côn
Khi chạy xe tay côn một thời gian dài không bảo dưỡng bảo trì, các bánh răng trong bộ côn sẽ bị mòn (không khít), ở tua máy càng cao nó sẽ phát ra tiếng hú càng lớn. Khi xảy ra hiện tương này bạn nên đến các xưởng xe để kiểm tra ngay để thay mới để tránh tình trạng tắt máy.
*** Dành cho biker có thể tự tháo lắp máy: Gặp trường hợp này bạn có thể tự kiểm tra và thay những bánh răng bị mòn do sử dụng lâu ngày, hoặc thử đảo chiều của bánh răng sơ cấp, thứ cấp (tuỳ theo loại xe). Nếu vẫn hú thì bạn có thể thay mới luôn cả hai bánh răng là xong.
Việc cần thiết nhất vẫn là bảo dưỡng định kỳ để xe hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
4. Nóng máy bất thường, nhiệt độ cao
Chỉ cần hiện tượng này xảy ra hãy kiểm tra tất các bước trên. Vì hiện tượng này chính là dấu hiệu của hoạt động quá tải hoặc có trục trặc trong cấu trúc máy. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi những bộ phận kể trên bị hao mòn những bộ phận khác sẽ hoạt động không ăn khớp hoặc chà xát vào nhau tạo ra sự tăng nhiệt độ.
5. Lưu ý khác*
a. Không sử dụng nhớt máy tay ga cho xe côn
b. Hãy thay dầu nhớt định kỳ theo khuyến cáo nhà sản xuất.
c. Bóp thả côn, tốc độ, vô số xe và lên xuống tay ga phải ăn khớp.
d. Chưa thả côn mà tăng tốc đột ngột là tự hại mình và giết xe
e. Tắc đường vẫn phải giữ côn.
*** Chúc các xế côn nhập môn thành công, và các xế lâu năm cũng đừng quên các bước kiểm tra cơ bản để giúp chiếc xe yêu quý chạy bền bỉ hơn.
Webike.vn (tổng hợp)