X

Sau khi áp dụng Nghị định 46 số tiền nộp phạt lên đến 20 tỷ đồng

Số liệu thống kê thể hiện, từ ngày 1 đến 10/8, CSGT cả nước đã kiểm tra, xử lý 37.360 trường hợp vi phạm, tạm giữ 174 ôtô, gần 4.500 môtô và hơn 2.700 giấy phép lái xe, nộp kho bạc Nhà nước 20 tỷ đồng.

>> Tài xế uống rượu bia tham gia giao thông sẽ bị phạt đến 18 triệu đồng
>> Từ 1/8, Người dân có thể tự ý quay clip xe vi phạm giao cho cảnh sát xử phạt
>> Mức phạt vượt đèn vàng dành cho tất cả các phương tiện theo Nghị định 46
>> Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông sẽ bị phạt 2 triệu đồng

Ngày 11/8, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã thông báo kết quả 10 ngày xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo Nghị định 46 của Chính phủ.

Qua 10 ngày áp dụng tăng mức phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 46, CSGT Hà Nội đã lập biên bản gần 18.000 trường hợp, nhiều gấp 6 lần TP HCM và 10 lần Đà Nẵng.

Cục CSGT cho rằng, so với cùng thời gian liền kề trước đó, số trường hợp bị xử phạt tăng hơn 20%. Số xe máy và giấy phép lái xe bị lực lượng chức năng tạm giữ tăng.

CSGT Hà Nội là đơn vị phát hiện, lập biên bản vi phạm nhiều nhất, chiếm 48% tổng vi phạm bị xử phạt toàn quốc (17.915 trường hợp), nhiều gấp 6 lần TP HCM; gần gấp 10 lần Đà Nẵng.

“Vi phạm chủ yếu tập trung vào các lỗi đi sai phần đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu, dừng dỗ sai quy định, không đội mũ bảo hiểm”, Cục CSGT thông tin.

Hầu hết các trường hợp vi phạm sau khi được lực lượng thực thi nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích đều thừa nhận vi phạm, chấp nhận quyết định xử phạt. Trong số này, có nhiều trường hợp người vi phạm về nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu, đi ôtô ngược chiều trên cao tốc… bị xử phạt mức cao – Cục chức năng Bộ Công an đánh giá.

Thêm nhiều lực lượng có quyền xử phạt các vi phạm giao thông tại Hà Nội

Từ 1/8, tại Hà Nội, ngoài lực lượng CSGT, CSCĐ cũng được huy động tuần tra ban ngày xử lý người ngồi trên môtô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

Theo thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Công an Hà Nội, việc tăng cường CSCĐ tuần lưu xử lý vi phạm giao thông là đúng quy định. Điểm khác biệt giữa CSCĐ với các lực lượng khác như CSGT, 141 là không cắm chốt xử lý vi phạm. Các tổ tuần tra chỉ dừng lại khi nhắc nhở, xử lý người vi phạm rồi tiếp tục tuần lưu.

Theo Zing News

Danh mục: XE MOTO PKL