Phân biệt trọng lượng khô và ướt trên xe mô tô PKL, có lẽ bất cứ ai đam mê hay đơn giản chỉ thích mô tô PKL cũng từng nghe đến trọng lượng khô và trọng lượng ướt của mô tô nhưng chắc chắc nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về trọng lượng khô và ướt khác nhau như thế nào?
Bất kỳ một chiếc xe nào cũng sẽ có Thông số kỹ thuật và trong phần Thông số kỹ thuật thì không thể thiếu phần trọng lượng của xe. Trọng lượng của xe được chia thành hai loại: Trọng lượng khô (Dry Weight) và Trọng lượng ướt (Kerb/Wet Weight) vậy chúng khác nhau như thế nào, bài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hầu hết các hãng xe khi thông báo Thông số kỹ thuật chỉ đưa ra một trong hai loại trọng lượng trên, hoặc là trọng lượng khô hoặc là trọng lượng ướt. Rất hiếm khi đưa ra cả hai trọng lượng cùng lúc.
Trọng lượng khô
Khi một chiếc xe được sản xuất, nó sẽ được lắp ráp theo dây chuyền, khi đó nó sẽ không có bất kỳ loại chất lỏng nào như xăng, dầu, nhớt…trong nó cả. Chiếc xe sẽ hoàn toàn khô ráo, không chứa bất cứ một loại dung dịch chất lỏng nào.
Trọng lượng ướt
Trọng lượng ướt là trọng lượng của xe khi chúng ta đã nạp đầy đủ các chất lỏng cần thiết như xăng, dầu, nhớt… để chiếc xe trong trạng thái sẵn sàng hoạt động một cách tốt nhất. Tất cả các chất lỏng này bao gồm:
- Dầu (nhớt) động cơ
- Dầu phanh
- Dầu (nhớt) hộp số
- Dầu (nhớt) phuộc
- Dung dịch làm mát (nếu có)
- Xăng hoặc dầu
Ở các chất lỏng phía trên, trừ xăng ra thì các chất còn lại phải ở mức tối ưu nhất. Lúc này xe sẽ ở trọng lượng được gọi là Curb Weight. Còn xăng thì đơn giản, chúng ta thích đổ bao nhiêu thì đổ, hết xăng lại đổ tiếp. Trọng lượng ướt cao nhất của xe là lúc chúng ta đổ đầy xăng.
Vì vậy, nếu các bạn nghe đến ai đó nói rằng xe của họ trọng lượng khô là 150 kg, thì bạn có thể biết rằng khi chiếc xe ấy hoạt động thì mức trọng lượng này đã tăng lên nhiều hơn thế. Như vậy, chúng ta đã có thể Phân biệt trọng lượng khô và ướt trên xe moto pkl đơn giản phải không nào.
Webike.vn
Theo Motosaigon