Đối với xe máy trên 5 năm thì việc kiểm định khí thải là hết sức cần thiết để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí.
Khí thải xe máy được cho là thủ phạm của nhiều căn bệnh ung thư. Khói xe thải ra là hỗn hợp carbon dioxide (CO2) và hơi nước. Ngoài ra, khí thải còn chứa những chất rất độc, có thể gây ung thư hoặc gây kích thích. Các chất này bao gồm: benzen, acid H2S, CO, cacbon… Một số chất độc khác còn có thể ngấm vào máu gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể.
Những yếu tố gây hại trong khí thải xe máy
Theo thông tin từ Sở TN-MT&NĐ, xe máy chiếm hơn 87% tổng lượng xe trong thành phố và đây chính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường bởi các khí độc hại như: CO2, CO, NOx, SOx, HC…
1. Carbon dioxide (CO2):
Khi đốt cháy xăng dầu thì khí CO2 sẽ được phát tán ra ngoài, đây chính là thành phần chủ yếu trong khí thải xe máy và tùy theo hàm lượng mà Carbon dioxide có thể biến thành chất độc gây đau đầu, hoa mắt, run rẩy, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, huyết áp, bất tỉnh hoặc là không bao giờ tỉnh. Hàm lượng chất Carbon dioxide được tính như sau:
Khí CO2 với hàm lượng 250-350 ppm đối với điều kiện ngoài trời
Khí CO2 với hàm lượng 350-1.000 ppm trong những phòng có sự trao đổi khí tốt giữa bên trong và bên ngoài.
Khí CO2 với hàm lượng 1.000-2.000 ppm sẽ gây mệt mỏi, buồn ngủ, tăng nhịp tim, kém tập trung và nôn ói.
Khí CO2 với hàm lượng trên 5.000 ppm sẽ gây mất oxy và hậu quả là gây tổn hại não vĩnh viễn, bất tỉnh, tử vong.
(Trong đó: ppm là đơn vị để đo mật độ đối với thể tích, khối lượng cực kỳ thấp. Đơn vị ppm này thường được sử dụng trong các phép tính toán đo lường cực kỳ nhỏ. Người ta sử dụng đơn vị ppm trong nhiều ngành,như hoá học, vật lý, toán học, điện tử,… và nhất là dùng ppm để đo nồng độ các loại khí thải, khí gây ô nhiễm, và tính trên thể tích một lít.)
2. Carbon monoxide (CO):
CO là khí cực độc, hít phải lượng lớn sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,01% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cacbon monoxit được tạo ra khi các nhiên liệu chứa cacbon bị đốt cháy không hoàn toàn, trong tự nhiên nó bị ôxi hóa thành cacbon dioxit. Nồng độ cacbon monoxit bị biến đổi trong không gian cũng như là tồn tại rất ngắn hạn trong khí quyển.
Khi hít phải khí CO ở mức 667 ppm thì CO sẽ làm chuyển đổi 50% haemoglobin vận chuyển oxy thành carboxyhemoglobin. Phân tử carboxyhemoglobin không có chức năng mang oxy đến tế bào. Ngay sau khi tiếp xúc với CO, bạn sẽ bị nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và dẫn đến tử vong.
3. Nitric oxides (NO và NO2)
Ở liều lượng nhỏ, các nitric oxides đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự liên lạc giữa các tế bào. Tuy nhiên, ở liều cao, các nitric oxides sẽ gây hại hệ mạch máu. Thai phụ hít các nitric oxides thường xuyên sẽ gây nên dị dạng thai nhi, biến đổi DNA và các chứng bệnh đa xơ cứng.
4. Sulfur dioxide:
Gây rối loạn hô hấp.
5. Các phần tử cực nhỏ:
Các thành phần “lạ” này sẽ gây hại mô phổi và phát triển một số dạng ung thư.
6. Các hợp chất hydrocarbons đa vòng:
gây tổn hại lên da và hệ tự miễn của cơ thể.
Đứng đầu bảng chính là ô nhiễm từ xe máy
Khí thải “độc hại” từ xe máy cũ
Theo báo cáo từ Cục Đăng Kiểm thì số lượng xe đang hoạt động có hơn 50 triệu xe (Tphcm khoảng 8,1 triệu xe, Hà Nội khoảng 5,7 triệu xe) thải ra 80 – 90% khí CO, HC, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải xe cơ giới. Nếu được ban hành, quy định trên sẽ buộc chủ nhân của các xe máy phát sinh nhiều khí phải đứng trước 2 lựa chọn: Sửa chữa, bảo dưỡng để đạt yêu cầu hoặc dừng sử dụng phương tiện. Vì xe càng cũ thì lượng xả thải càng nhiều, tiêu hao nhiên liệu càng cao và dễ gây ra nguy hiểm khi lưu thông.
.Vấn đề từ xe cũ
Đối với các loại xe máy cũ, khi đốt cháy xăng dầu thường có nhiều khí CO2 được phát tán ra môi trường. Đối với xe cũ, khi đốt cháy nhiên liệu là xăng dầu, sẽ không cháy hết mà xả thải vào không khí ngoài chất độc của các khí thông thường còn là muội than rất độc hại. Đặc biệt là ở những khu vực đèn xanh, đèn đỏ, khi xe đỗ dừng ở chế độ chạy cầm chừng thì đào thải ra một lượng khí thải rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện “quá đát” thải ra môi trường một lượng khí thải độc hại cao gấp 2 – 4 lần các loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ.
Vì vậy, việc kiểm soát khí thải xe máy vô cùng cấp bách và cần thiết. thường có nhiều khí CO2 được phát tán ra môi trường. Đối với xe cũ, khi đốt cháy nhiên liệu là xăng dầu, sẽ không cháy hết mà xả thải vào không khí ngoài chất độc của các khí thông thường còn là muội than rất độc hại. Đặc biệt là ở những khu vực đèn xanh, đèn đỏ, khi xe đỗ dừng ở chế độ chạy cầm chừng thì đào thải ra một lượng khí thải rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện “quá đát” thải ra môi trường một lượng khí thải độc hại cao gấp 2 – 4 lần các loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ.
Những con số nguy hiểm
TPHCM không còn khả năng tiếp nhận khí thải đối với CO, NOx tại một số khu vực trung tâm.
Kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí cho trường hợp hiện trạng cho thấy nồng độ cao nhất của CO, NO2 và O3 đã vượt QCVN 05 2013 từ 1,1 lần (O3) đến 1,5 lần (NO2).
Dự báo phát thải đến năm 2025 và 2030, mức tăng phát thải dự báo năm 2025 là gần 40% cho các chất (trừ SO2 và TSP có mức tăng chậm hơn với 30% và 28% tương ứng). Năm 2030 tăng so với năm 2017 là từ 40 đến 50% cho các chất (đối với NMVOC và CO là đến 65%).
Webike
Tổng hợp
Tags: Khí thải xe máy