X

Làm thế nào để định giá xe máy cũ khi có ý định mua hoặc bán?

Nếu bạn đang có ý định mua hoặc bán một chiếc xe máy đã qua sử dụng thì một việc mà chắc chắn bạn rất đau đầu là không biết phải định giá chiếc xe máy cũ như thế nào, để mình bán được với giá đắt hoặc mua với mức giá rẻ, và nhìn chung là có giá hợp lý với cả người mua và người bán.

Muốn định giá chính xác 1 chiếc xe cũ bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định nguồn gốc

Trong mọi tình huống, tốt hơn hết là bạn nên mua xe chính chủ. Hãy yêu cầu chủ xe cho xem giấy đăng ký, hóa đơn mua xe gốc và chứng minh thư. Đối chiếu xem thông tin trên hóa đơn có khớp với giấy đăng ký, giấy đăng ký có khớp với chứng minh thư hay không. Trường hợp không phải xe chính chủ, bạn hãy yêu cầu người bán xe cho xem giấy mua bán có xác nhận của chính quyền địa phương.

Không chỉ có vậy, hãy xác định thật kỹ xem liệu giấy tờ có phải là giả. Để làm điều này, trước khi đi bạn phải quan sát kỹ một chiếc giấy đăng ký chuẩn và ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng. Đừng quên mang theo một mẩu giấy trắng và một chiếc bút chì để cà mã số khung và mã số máy rồi đối chiếu với giấy tờ gốc.

Việc làm trên sẽ đảm bảo nguồn gốc rõ ràng của xe, đồng thời giúp bạn tránh mua phải xe trộm cắp. Ngoài ra, nó giúp bạn xác định được tuổi thọ chính xác của xe, từ đó định ra giá phù hợp.

Bước 2: Tham khảo giá xe mới

Đầu tiên, để định giá một chiếc xe máy cũ, thì đầu tiên bạn cần nắm bắt được giá cả của chiếc xe máy đó khi còn mới mua, tất nhiên là cần bao hàm cả giá giấy tờ các loại khi mua xe vào đó. Mỗi một dòng xe sẽ có một năm sản xuất khác nhau. Vì vậy, khi check giá xe, bạn nên check các đời xe tương ứng đang bán trên thị trường. Ngoài ra, nếu đời xe đó không còn bán trên thị trường thì các bạn nên nắm giá xe ở thời điểm bán ra.

Bước 3: Kiểm tra số km đã sử dụng

Xe đi được bao nhiêu cây số, đồng nghĩa với việc xe đã khấu hao bao nhiêu %, và từ đó, bạn có thể xác định được giá trị còn lại của xe so với xe mới mua. Thông thường, với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, một chiếc xe sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 200.000 km. Tuy nhiên, với mức này thì tương đương với việc xe không còn sử dụng được nữa.

Bước 3: Kiểm tra tổng thể xe

Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.

Bước 4: Kiểm tra động cơ xe

Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:

+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước.+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên…) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành.+ Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga).+ Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)

Không cần phải biết quá nhiều về máy móc, động cơ, chỉ cần nắm được xe máy cũ ta định mua có những yếu điểm nào thì chị em ta có thể dễ dàng trả giá xe hơn.

Bước 5: Kiểm tra Điện, ắc quy

Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.

Bước 6: Kiểm tra giảm xóc  

Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 – 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.

Bước 7: Kiểm trà màu sơn xe

Quan sát màu sắc của sơn ở những chỗ khuất rồi so sánh với những nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn “gin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.

Cuối cùng là bước kiểm tra về cảm giác khi lái chiếc xe mình muốn mua

Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.

*** Lời khuyên cho bạn

 Với người bán xe: bạn nên giữ đầy đủ các giấy tờ xe, thậm chí cả giấy tờ về bảo dưỡng, sửa chữa xe, vì như thế sẽ chứng minh được xe được chăm sóc cẩn thận, mức giá bán được có thể sẽ cao hơn. Đồng thời, bạn cũng không nên bán cho những cửa hàng xe cũ, vì thường sẽ được trả giá rất thấp, mà nên tìm người muốn mua sử dụng, khi đó, 2 bạn sẽ thương lượng được mức giá hợp lý hơn.

Với những bạn mua xe: bạn cần xem xét xe kỹ lưỡng về cả bản thân xe và giấy tờ xe, tránh những trường hợp mua về mới biết mua được “cục sắt vụn”. Và tốt nhất, khi mua xe, nên dẫn thêm người thân có kinh nghiệm mua xe cũ để chọn mua và xét xe hộ.

Mong rằng, với các thông tin trên đây bạn đã có cho mình những thông tin chính xác để mua được chiếc xe máy cũ với giá rẻ, hoặc bán xe cũ với giá hời.

Tổng hợp

Tags: