X

Không thể ngờ được những sai lầm kinh điển đang phá hủy mũ bảo hiểm của bạn từng ngày

Những sai lầm kinh điển không thể ngờ được dưới đây đang phá hủy mũ bảo hiểm của bạn từng ngày. Nếu không để ý đến những hành động tưởng chừng vô hại này, chiếc mũ bảo hiểm cao cấp của bạn sẽ nhanh chóng xuống cấp.

Bỏ găng tay trong mũ

Đây là một hành động vô thức mỗi khi các biker tháo găng tay, vừa tiện mà lại dễ kiểm soát đồ,… Thế nhưng, đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho chiếc mũ bảo hiểm của bạn nhanh bẩn và có mùi hôi khó chịu.

Cất găng tay vào nón khiến nón nhanh bẩn và hôi

Găng tay khi lái xe sẽ rất nhanh chóng bám bụi bẩn và thấm mồ hôi của người lái, nhất là với những chuyến đi dài. Mũ bảo hiểm của chúng ta cũng vậy. Việc bỏ 2 món đồ này chung với nhau chỉ khiến chúng bốc mùi và nhanh hư hỏng.

Xịt dung dịch khử trùng

Nhiều người thường sủ dụng dung dịch khử trùng để làm sạch chiếc mũ bảo hiểm của mình. Tuy vậy, đã có khuyến cáo hạn chế sử dụng các dung dịch khử mùi, vì chỉ giúp mũ bảo hiểm thơm và sạch bề ngoài, bên trong mũ vẫn rất bẩn.

Hạn chế xịt dung dịch khử mùi, thay vào đó giặt nón thường xuyên hơn

Với những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, bạn có thể tháo lớp lót và đệm để vệ sinh. Nếu sử dụng thường xuyên thì khoảng 2-3 tuần nên giặt một lần.

Treo mũ bảo hiểm ở kính chiếu hậu

Cách treo thường thấy đối với mũ bảo hiểm 3/4 hoặc Full Face

Đây là lỗi thường mắc phải của anh em biker xài mũ bảo hiểm 3/4 và Full Face. Treo mũ bảo hiểm nhìn đẹp, thoáng mũ nhưng lớp lót, đệm sẽ giảm độ đàn hồi. Chưa kể mũ treo nhiều sẽ dễ rách lớp lót dù xài chưa đến một năm.

Lật ngửa mũ phơi khô khi đi tour

Không chèn đồ kỹ, mũ lăn rớt xuống đất thì coi như xong! Chưa kể làm hư lớp đệm và keo. Cách đơn giản để mũ bảo hiểm không bám mùi khi đi tour là hãy đặt nón trên bề mặt phẳng và mở kính chắn gió để thoát khí bên trong. Cách này tốn thời gian để khô, nhưng sẽ không bị bốc mùi.

Một trong những cách thường dùng khi đi tour, nón thoáng khí và không bị dơ, lớp lót không bị cấn

Tags: