X

Hướng dẫn bảo dưỡng Honda CD125T Benly

CD125T Benly – một trong những chiếc xe bền bỉ và cực kỳ dễ sửa chữa. Thời điểm hiện tại thì không quá khó để sở hữu một chiếc CD125 với khoảng trên dưới 2000$.

Đã là một thú chơi thì không hề có một ba-rem nào về mỹ thuật. Tuy nhiên dù là chơi xe zin hay chơi xe độ thì chiếc CD luôn có một số chi tiết kỹ thuật vô cùng đặc trưng. Hiểu và tự tay mình chăm sóc và bảo dưỡng chính niềm đam mê của mình là cái thú của những người chơi xe.
Sau đây tôi xin giới thiệu một vài thao tác bảo dưỡng chiếc Honda CD125T Benly mà hầu hết đều có thể tự làm tại nhà, hoặc sẽ giúp các bạn an tâm hơn trong một chuyến đi xa (Mộc Châu chẳng hạn).

Vài cách bảo dưởng Honda Benly CG125T nên biết

Một chiếc xe hoạt động trơn tru chính là nhờ nhớt động cơ được thay đều đặn. Lượng nhớt bạn thay cho Honda CD125T Benly (từ 1L3 tới 1L5) quyết định quãng đường hoạt động của chiếc xe. Nên chọn dùng 1 loại dầu nhất định cho xe của mình. Khi thay nhớt nhớ để lại một chút nhớt cũ. Nó có tác dụng bôi trơn một số bộ phận bên ngoài, rất tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Bộ ly hợp (Côn)

Và cũng như tất cả mọi dòng xe “nam” khác. Bộ ly hợp hay còn gọi là “côn” rất quan trọng. Trong những chuyến đi xa bạn nên mua cho mình 1 bộ dự trữ. Thay thế dây con không hề khó như bạn vẫn tưởng

Dây côn

Dây phanh tay có lẽ hiếm khi nào đứt nếu bạn kiểm tra định kỳ. Nhưng một sợi dây cáp nho nhỏ giống như dây côn thì việc dự trữ 1 cặp cũng thật đơn giản. Dây côn về cơ bản gồm ruột, vỏ và búa. Khi thay thế dây côn bạn nên nhỏ một chút nhớt cho dây dược trơn tru.

Dây phanh

Thay dây phanh có lẽ đơn giản hơn cả dây côn. Nhưng cũng nên chú ý điều chỉnh độ dơ và chặt vừa tay. Như vậy dây sẽ được bền và không bị bó cứng phanh.

Phanh sau

Cụm phanh sau của Honda CD125T Benly đơn giản như các dòng xe thông thường khác. Khi CD hoạt động với cường độ lớn sau một thời gian dài thì bệnh thường gặp chỉ là mòn bàn phanh hoặc gỉ sét một vài chi tiết nhỏ. (Ở VN thường có mấy hàng bán tấm đệm cao su cho bàn đạp phanh, chi tiết này cũng khá hữu dụng nhưng không được thẩm mỹ cho lắm.)

Lọc gió

Honda CD125T Benly làm mát bằng gió, thông qua hệ thống lấy gió nằm dưới yên trước và lọc gió nằm trong thân xe. Bạn nên định kỳ kiểm tra đường gió vào, xịt sạch bụi và đừng để yên xe đè móp. Đối với lọc gió thì cũng khá đơn giản, ở nước ngoài họ có bán lọc gió xịn dành riêng cho CD. Nhưng ở VN thì điều này dường như vô vọng. Chúng ta có thể thay thế bằng đôi bít tất, hoặc một miếng mút.

Lưu ý: Bộ phận này cấp gió cho chế hòa khí nên đặc biệt không được để quá bẩn. Nếu không muốn bụi bẩm làm hỏng chiếc “chế dù” yêu quý. (Mẹo nhỏ là mỗi lần thay mút lọc gió thì nhúng vào dầu. Điều này làm tấm mút luôn ẩm và có thể giữ lại bụi bẩn. Nhưng sẽ không thể vệ sinh được mà phải thay mới)

Đồ nghề

Điều ám ảnh nhất trong mỗi chuyến đi (hoặc kể cả đi lại hàng ngày) đó là ĐINH. Một ngày đẹp trời, hoặc không đẹp trời lắm chiếc CD của bạn đột nhiên xịt lốp. Nhìn quanh không một tia hy vọng. Nếu bạn có một team chơi Honda CD125T Benly, hãy chung tiền mua một bộ đồ vá xe và cái bơm cho mỗi lần đi tour. Và nếu chỉ có một mình bạn đi CD còn bè lũ toàn đi xe đàn bà như Dream wave, Future thì cũng phải cắn răng mà mua lấy một bộ.
Tốt nhất là nên bơm lốp đều đặn và đừng tiếc tiền khi thấy lốp đã mòn.

Nhông xích

Đối với những chiếc CD chuyên chỉ đi tour thì nhông xích là điều tối quan trọng. Trong những chuyến đi dài ngày nhiều người còn dự phòng hẳn một bộ xích. Vì CD vốn tăng tốc chậm, bạn phải “kéo” một lúc khá lâu mới đủ tải để sang số. Điều này làm xích khá căng, đặc biệt với những con dốc dài và cao. Thông thường nhông sau Honda CD125T Benly là 42T, nhưng cũng có người thích chạy loại 41T cho thoát máy và xe bốc hơn.

Dàn điện

Hiện tại ở VN dân chơi Honda CD125T Benly rất ít người sở hữu được một chiếc xe “ngon lành cành đào”. Thi thoảng ta vẫn bắt gặp những chiếc “đẹp long lanh”, tất nhiên “long lanh” chưa chắc đã là ngon lành. Tuổi thông thường những chiếc CD tại VN ít nhất cũng 10 – 15 năm. Và cái chết bất ngờ của CD thì đến 90% là do “Điện”.

Khóa điện

Với những chiếc CD ngon lành thì chìa khóa điện phải là 4 trong 1. Khóa điện, khóa cổ, khóa bình xăng và khóa móc mũ bảo hiểm. Vì là chiếc xe thiết kế cổ điển nên không có nắm đậy ổ khóa. Mỗi lần rửa xe bằng máy nén áp xuất lớn thì nước ít nhiều sẽ lọt vào ổ. Lâu này sẽ gây chập điện. 50 nghìn lọ RP7 rẻ và dễ mua hơn một ổ khóa mới nhiều.

Như vậy là chiếc CD của bạn có thể lăn bánh trên mọi nẻo đường của tổ quốc. (tất nhiên bắt tay vào làm thì không đơn giản như gõ gõ mấy câu và post lên cái ảnh) Nhưng không ai phủ nhân được rằng một chiếc xe sẽ Vô cùng bền bỉ nếu được điều khiển đúng cách và chăm sóc cẩn thận.

Tuy nhiên đối với ai Ride to Live thì chuyện đi đêm là rất bình thường. Nếu bạn dám đi xuyên cả màn đêm thì nên đọc tiếp. Còn nếu không thì tốt nhất không nên nghịch với điện.

Mặt công tơ

Mặt công tơ của CD tuy xấu nhưng phải nói thật là rất tinh tế và thực tế. Một ngày nào nó nếu bạn chán ngán với những bóng stanley vàng vàng thì có thể tháo ra và nghịch với LED. Trong hộp công tơ của CD có 5 bóng tất cả. Bóng chiếu mặt công tơ, bóng báo N, bóng báo Top, bóng Signal, và bóng Pha. Bạn có thể thay toàn bộ thành LED. Bản thân tôi đã từng sở hữu một chiếc CD chơi toàn LED, không phủ nhận là rất hay. Nhưng quyết định tự làm hay mang ra thợ thì tùy quyết định từng người

Đèn pha và đèn hậu

Đối với đèn pha hoặc hậu thì muốn chế dàn LED ta cần phải tận dụng đui đèn cũ để chạy dây. Điều này rất quan trọng vì bạn chỉ muốn thay đèn LED chứ không phải thay cả cụm đèn. Nói một cách đơn giản, đui và cụm đèn vẫn thế, ta chỉ thay bóng thường bằng bóng LED.

Bảng LED trên nhìn khá đơn giản và hiệu quả. Đối với bóng hậu, ta làm 2 bảng. Một bảng báo phanh và một bảng chiếu sáng biển số. Điều này rất quan trọng, vì trong đêm từng đoàn đi tour phải bám nhau. Nếu đèn hậu sáng quá sẽ làm lóa mắt người đi sau. Nhưng nếu biển số phản quang sáng thì đặc biệt dễ nhìn trong đêm

Một vài thông tin đơn giản và hữu ích cho anh em CD. Thân !

Webike.vn

Theo Style Bụi

Tags: