1/ Khởi động
Theo kinh nghiệm của một số biker lão làng: xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đểu chảy xuống phía bình chứa nên khi khởi động máy cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn mục đích để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn.
Một kinh nghiệm khác về ga-răng-ti thể hiện rằng: nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn. Ngoài việc xem màu bugi thì có thể kiểm tra độ xăng lúc vừa khởi động máy bằng cách mở ốc gió từ từ đến vừa thì dừng cũng là cách khá ổn.
Trước khi vào số nên thử máy và ống xả “nẹt pô” vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.
Nguyên tắc chạy xe là khi vừa nổ máy không nên chạy nhanh đột ngột khi máy nguội.
2/ Sử dụng côn, số
Có rất nhiều người mới chạy xe côn tay thường không làm chủ được bộ số đây là nguyên nhân chính dẫn đến tắt máy, tai nạn…vậy nên bạn phải kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay:
– Thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra là bắt côn là ổn, không nên để côn quá “lơi” hoặc quá “nhạy”.
– Nếu côn nhạy quá thì dễ bị tuột, côn bắt không tốt, còn quá lỏng thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông. Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ”. Có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ. Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn.
– Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp. Thông thường, theo kinh nghiệm của nhiều biker thì khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, dưới 30km/h chạy bằng số 4 và số 5 chạy với xe đủ trớn trên 30km/h.
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở xe côn tay là nếu máy bị nặng sẽ có âm thanh kêu ở bộ nhông số và xe giật nhồi (cảm giác như đang chạy trên các vạch hạn chế tốc độ). Vậy nên chú ý nếu xe có hiện tượng giật cục là số không phù hợp tốc độ, lúc đó cần trả về số nhỏ hơn.
Việc trả về số không (N) cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ, xe mới. Đối với xe cũ của xe là chủ yếu, nhưng trên nguyên tắc chung là ở số 2 thì đạp ½ cần số về phía trước ở số 1 thì móc ½ cần số về phía sau, bạn nên tạo cảm giác nhận biết tua máy và tua bánh băng nhau thì xe rất dễ về số 0.
Nếu xe dừng máy còn nổ thì nên vừa “vê” ga nhè nhẹ vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0) và vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó móc nhẹ chân sô về phía sau (nhớ là nhẹ thôi) để về số 0. Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước bạn nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì rất dễ. Với xe quen có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số 0 dễ dàng.
3/ Chạy xe côn tay điều đầu tiên phải nắm 2 nguyên tắc cơ bản:
Thao tác bóp côn: “bóp nhanh nhả từ từ” tức là khi bóp côn phải nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn thì nhả từ từ để tránh tình trạng bị giật (bốc đầu).
Thao tác về số: ”vận tốc nào thì số đó“ tức là vận tốc nhỏ thì đi số nhỏ để tránh tình trạng tắt máy và còn để tiết kiệm xăng thông thường thì từ 0 km/h – 10km/h đi số 1, từ 10km/h – 30 km/h đi số 2, từ 30km/h – 50km/h đi số 3 , từ 50km/h – 80km/h đi số 4, trên 80km/h đi số 5 (nếu có)
4/ Bài tập thực hành
Nổ máy (bằng đề hoặc cần đạp) chờ cho máy về galanti
Bóp côn (đạp cần số tới trước) vào số 1.
Nhích 1 chút ga và nhả từ từ tay côn, nhớ là nhả từ từ nhé, nhả nhanh là chết máy. Khi nhả côn từ từ thì xe sẽ dần dần dịch chuyển, lúc này nhích tiếp ga sao cho ga lên 1 chút thì tay côn nhả ra 1 chút. Làm đúng theo câu: vào ga ra côn bóp và vặn kết hợp.
Có 1 cách đề-pa dễ hơn dành cho các bạn mới tập chạy xe côn tay: lúc chưa nổ máy bạn vào số 1 sau đó bóp côn lại và đề cho máy nổ, lúc máy đã nổ rồi thì nhả côn từ từ ra kết hợp với lên một chút ga.
Đi được 1 đoạn thì vào tiếp số 2 (móc cần số lên), ko khác gì xe thường chỉ phải bóp côn.
Cứ thế tương tự cho các số 3, 4, 5 … . Hãy nhớ là : Tốc độ nào thì đi với số ấy, chậm thì số nhỏ, trung bình thì 2-3, nhanh thì 4-5. Cái này còn áp dụng cho cả ôtô sử dụng số sàn nếu ai biết đi xe côn tay thì sẽ học lái ôtô rất nhanh và ngược lại.
Theo quy định chung với các xe côn tay thì thứ tự số là
: 1 dập (về trước), 2-3-4-5 … móc (về sau) ưu điểm của bộ số này là trả số nhanh (mỗi khi ôm cua, phanh gấp, dừng đèn đỏ) để ra xe nhanh tránh tình trạng tắt máy khi xe ở vận tốc nhỏ mà số lớn. Bộ số này được dùng ở các xe môtô thể thao – sport chuyên dùng để đua.
Tại sao chạy xe tay côn chưa thuần thục sẽ dễ gây hỏng hóc?
Đặc biệt đối với xe côn tay, khi kỹ thuật chạy chưa thuần thục, chưa đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng hao mòn lá côn làm hư hỏng máy móc của xe một cách nhanh chống. Nếu bạn là một xế côn mới nhập môn hãy chú ý những điều sau đây.
1/ Máy không bốc, xe bị ì khi chạy
Những dấu hiệu cho thấy bộ côn tay trên chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề đó là: nhiệt độ máy xe cao bất thường và lặp lại nhiều lần, xe chạy có cảm giác bị ì, nặng nề và khi lên ga máy không bốc như những lần đầu điều khiển xe. Vấn đề này rất hay gặp phải đối với những người vừa tập chạy xe côn tay.
Cơ chế hoạt động của côn tay (có thể là bộ côn khô hoặc công ướt) là sự ép lực sinh ra giữa các lò xo trong cấu trúc côn. Khi chưa thuần thục thao tác chuyển côn, vô số, lên ga… sẽ dẫn đến bộ phận côn tay (ly hợp) hoạt động không đều, trật nhịp, không nhịp nhàng dẫn đến cấu trúc máy phải gắn gồng trước những tác động “đủ chiều” nên rất dễ hư hỏng.
Tác hại trực tiếp của trường hợp này là gây ra hiện tượng mòn là côn (bố nồi)
Bỏ qua nguyên nhân lá côn mòn vì dùng lâu năm, nguyên nhân chính là do khi người lái chưa thả hết côn đã ép ga đột ngột, chạy sai đơn vị số (chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng). Ngoài ra, việc nhả côn tức thời cũng khiến lá côn bị bào mòn rất nhanh, thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn tới cháy côn gây nổ máy xe khi đang chạy. Chú ý riêng cho những rider hay “nẹt pô”, hoặc âm côn: chiếc xe của bạn sẽ rất dễ bị cháy lá côn
2/ Hiện tượng dính côn (kéo côn hết cỡ nhưng vẫn không cắt côn được)
Hiện tượng này rất nguy hiểm, đây là một hậu quả của việc lá côn bị mòn. Khi đang điều khiển xe tốc độ thấp hoặc đang loay hoay trước việc bóp thả côn, máy xe chết đột ngột sẽ gây ảnh hưởng tính mạng khi đang lưu thông.
Xe bị dính côn do nhiều nguyên nhân như bóp, thả côn không chính xác, không phù hợp vận tốc hay do người chạy chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ nên côn không thể cắt hết khi bóp mạnh. Để xử lý hãy tham khảo ý kiến của những đại lý xe mà bạn mua về mức độ hiệu chỉnh các thông số trước khi bạn có đủ kiến thức để tự hiệu chỉnh chúng.
3/ Tiếng hú phát ra từ bộ côn
Khi chạy xe tay côn một thời gian dài không bảo dưỡng bảo trì, các bánh răng trong bộ côn sẽ bị mòn (không khít), ở tua máy càng cao nó sẽ phát ra tiếng hú càng lớn. Khi xảy ra hiện tương này bạn nên đến các xưởng xe để kiểm tra ngay để thay mới để tránh tình trạng tắt máy.
Dành cho biker có thể tự tháo lắp máy: Gặp trường hợp này bạn có thể tự kiểm tra và thay những bánh răng bị mòn do sử dụng lâu ngày, hoặc thử đảo chiều của bánh răng sơ cấp, thứ cấp (tuỳ theo loại xe). Nếu vẫn hú thì bạn có thể thay mới luôn cả hai bánh răng là xong. Việc cần thiết nhất vẫn là bảo dưỡng định kỳ để xe hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
4/ Nóng máy bất thường, nhiệt độ cao
Chỉ cần hiện tượng này xảy ra hãy kiểm tra tất các bước trên. Vì hiện tượng này chính là dấu hiệu của hoạt động quá tải hoặc có trục trặc trong cấu trúc máy. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi những bộ phận kể trên bị hao mòn những bộ phận khác sẽ hoạt động không ăn khớp hoặc chà xát vào nhau tạo ra sự tăng nhiệt độ.
5/ Lưu ý khác
.Không sử dụng nhớt máy tay ga cho xe côn
.Hãy thay dầu nhớt định kỳ theo khuyến cáo nhà sản xuất.
.Bóp thả côn, tốc độ, vô số xe và lên xuống tay ga phải ăn khớp.
.Chưa thả côn mà tăng tốc đột ngột là tự hại mình và giết xe
.Tắc đường vẫn phải giữ côn.
***Vài bước đơn giản để tự bảo dưỡng xe máy
Mỗi chiếc xe mới đều được hưởng chế độ bảo hành, bảo dưỡng trong một thời gian cố định và việc thường xuyên đem xe đi bảo dưỡng là một trong những hoặc động quan trọng ở công đoạn sau khi mua để giúp đảm bảo chiếc xe vận hành trơn tru và được đánh bóng sạch đẹp như mới. Một số người cho rằng quy trình bảo dưỡng hằng năm tại đại lý hoặc gara xe là đủ để đảm bảo an toàn khi vận hành. Song hãy luôn ghi nhớ câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, và rằng chỉ cần 5 phút kiểm tra xe mỗi ngày có thể giúp bạn tiết kiệm được hàng giờ ngồi chờ ở xưởng dịch vụ khi đem xe đi sửa chữa. Sau đây là một vào khía cạnh quan trọng bạn nên cân nhắc khi tiến hành làm bảo dưỡng cơ bản:
Đầu tiên, hãy kiểm tra lượng dầu nhiên liệu. Về cơ bản, công việc này gồm hai bước đơn giản: rút que thăm dầu (thường được sơn màu sáng như vàng, xanh để dễ tìm kiếm), lau sạch, để lại vị trí cũ và rút ra lại lần nữa. Vạch dầu nên nằm ở khoảng giữa mức tối thiểu và tối đa. Nếu lượng dầu sắp cạn, bạn nên châm bằng loại dầu cùng thương hiệu hoặc đến trung tâm dịch vụ để kiểm tra kỹ hơn.
Màu sắc của dầu còn nói lên nhiều điều về tình trạng hiện. Chẳng hạn nếu dầu có màu đen, bạn chắc hẳn nên thay toàn bộ dầu nhớt ngay lập tức. Nếu dầu có màu trắng, đó là dấu hiệu động cơ gặp vấn đề bởi có thể dầu bị tiếp xúc với chất lỏng hoặc tạp chất khác.
Bước tiếp theo cần kiểm tra là lốp xe. Áp suất và chiều sâu gai vỏ xe là hai yếu tố quan trọng cần chú ý. Dụng cụ cần là máy đo áp suất lốp và máy bơm lốp để kiểm tra và bơm căng trong trường hợp lốp xe có áp suất thấp dưới mức quy định. Độ rung lắc, lốp xe bơm không căng đều và tiếng ồn bất thường chính là những dấu hiệu lốp xe của bạn đang gặp vấn đề.
Một mẹo đơn giản mà hữu ích để kiểm tra thanh giảm chấn mà không cần đến kỹ năng của thợ cơ khí lành nghề đó là dùng lực nhấn mạnh mỗi góc xe sau đó thả ra nhằm thử độ đàn hồi. Nếu thân xe nhanh chóng bật lại vị trí ban đầu, các thanh giảm chấn thực sự vẫn hoạt động hiệu quả. Nhưng trường hợp ngược lại cho thấy chức năng của thanh giảm chấn đang cần được kiểm tra chuyên môn.
Đèn xe cũng là một chi tiết bạn có thể tự kiểm tra bằng cách bật tắt từng cái một. Để kiểm tra đèn sau và đèn phanh, sử dụng gương chiếu hậu là một giải pháp đơn giản.
Công đoạn cuối cùng đó là rửa xe thường xuyên, đặc biệt nếu bạn thường xuyên di chuyển trên đường sình lầy, đất cát, vì lâu ngày chúng sẽ làm hỏng lớp sơn bề mặt xe. Luôn luôn nhớ sử dụng đúng dụng cụ được khuyến nghị để không làm trầy xước bề mặt trong quá trình lau rửa.
Việc đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng xe sẽ giúp bạn tự trang bị nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc xe. Và nhớ rằng nếu xe gặp phải vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng, hãy mang đến đại lý chính hãng để được hưởng chế độ bảo hành bảo dưỡng tiêu chuẩn cũng như an tâm hơn về nguồn gốc phụ tùng phụ kiện thay thế.
theo Muabanhanh