Theo số liệu của PC67 TP.HCM, hiện có khoảng 10.000 xe máy vi phạm luật giao thông quá thời gian giải quyết nhưng không có người đến nhận
Trong số xe bị tạm giữ hành chính thì số xe liên quan lỗi vi phạm không có giấy đăng ký xe, không có giấy phép lái xe bị tạm giữ nhiều nhất.
Sau khi giám định xe vi phạm giao thông, cơ quan công an xác định có số lượng lớn xe không rõ nguồn gốc, bị đục số khung, số máy, cho thấy số xe bị tạm giữ phần lớn xe gian, xe “lậu”; còn lại cũng có xe hợp pháp, có chủ sở hữu.
TP.HCM.
Hiện các bãi giữ xe vi phạm giao thông ở TP.HCM đã quá tải, trong khi đó công tác xử lý, thanh lý xe máy vô thừa nhận chưa kịp thời gây lãng phí tài sản xã hội. Chính vì vậy, UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu Công an TP.HCM cần hạn chế việc giữ phương tiện giao thông đường bộ của người vi phạm.
Trong trường hợp bắt buộc phải tạm giữ phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng triệt để quy định về việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phạm Sanh (chuyên gia giao thông – đô thị), việc hạn chế việc giữ phương tiện giao thông đường bộ của người vi phạm mới chỉ giải quyết “phần ngọn”. Lẽ ra UBND TP.HCM đề nghị CATP báo cáo, đánh giá, tìm nguyên nhân, cách xử lý tạm giữ xe vi phạm giao thông có chỗ nào chưa hợp lý, mạnh dạn đề xuất tháo gỡ.
Sau đó, UBND TP mời chuyên gia, luật sư góp ý, phân tích để đưa ra giải pháp phù hợp thực tế. Nếu không giải quyết được bài toán này thì tương lai thành phố không có đủ quỹ đất làm bãi giữ xe vi phạm.
Cụ thể, trước hết, ngành công an phải xem xét lại lỗi vi phạm nào cần thiết tạm giữ xe, nếu không thì tăng mức phạt để răn đe giáo dục. Thực tế, số xe đang tạm giữ quá thời hạn, nằm trong diện chờ thanh lý bao gồm cả xe hợp pháp (xe mới, xe cũ…) và xe không hợp pháp (xe trộm cắp, xe gian…).
Đối với số xe cũ bị tạm giữ nhiều và người vi phạm sẵn sàng bỏ, không đến lấy, bởi các xe cũ trị giá rất thấp, chỉ khoảng 2 – 3 triệu đồng nhưng mức đóng phạt cao khi vi phạm giao thông, dĩ nhiên người vi phạm chọn cách không đóng phạt, bỏ xe luôn. Cho nên, ngành công an cần phải tăng mức phạt, có biện pháp cưỡng chế đối tượng đóng phạt và chi trả tiền lưu kho, chi phí tiêu hủy, bảo vệ môi trường…
Còn với xe trộm cắp, dĩ nhiên kẻ gian “bỏ của chạy lấy người”. Đối với xe gian, ngành công an cần trang bị dữ liệu thông tin như thế nào để khi thổi xe vi phạm lại phải tra cứu, xác định được xe, giấy tờ… giả hay thật trước khi cho người điều khiển phương tiện vi phạm đi, để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) hiện có 4 kho lưu giữ tang vật vi phạm luật giao thông đường bộ. Trong đó, khi lưu giữ tại ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh là kho lớn nhất với khoảng 4.600 xe máy đang chờ bàn giao cho Sở tài chính bán tổ chức đấu giá thanh lý dưới dạng sắt vụn.
Tất cả số xe trên sẽ được Phòng CSGT đường bộ – đường sắt bàn giao Sở tài chính để bán ‘sắt vụn’.
TP.HCM hiện có 4 kho lưu giữ xe vi phạm luật giao thông, trong đó kho tại ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh là kho có diện tích lớn nhất và đang lưu giữ nhiều xe nhất.
Kho tang vật vi phạm giao thông tại xã Lê Minh Xuân hiện chia thành 5 nhà lớn. Các nhà này được thiết kế khá rộng, trên trần lợp tôn và bao bọc xung quanh là dãy tường gạch kiên cố. Mỗi kho chứa khoảng 1.000 xe máy, được xếp trật tự, thẳng hàng theo tháng vi phạm của từng Đội CSGT
Phần lớn xe máy tập kết về đây đều là những xe đã quá thời gian giải quyết nhưng không có người đến nhận, trong đó có không nhỏ lượng “xe mù” được cơ quan chức năng ra quân xử lý trên địa bàn TP.HCM trong thời gian vừa qua.
Mỗi nhà kho có 4 cửa ra vào, trước mỗi cửa đều để 2 bình chữa cháy mini và một bình chữa cháy lớn ở cửa chính. Thiếu tá Nguyễn Văn Thương, Đội trưởng Hậu cần kỹ thuật cho biết do được trang bị đầy đủ hệ thống PCCC nên tại các kho giữ xe vi phạm thuộc Phòng chưa xảy ra sự cố cháy nổ nào.
Nhiều xe phải “dầm mưa dãi nắng” ngoài trời vì các nhà lớn hết chỗ để. Hầu như xe nào cũng ám đầy bụi, cũ kỹ và gỉ sét
Nhiều biển số xe trước khi thanh lý được tháo rời để tập trung vào một góc bán sắt vụn. Cán bộ Đội Hậu cần kỹ thuật công tác tại đây cho biết theo quy định, các xe khi thanh lý đều phải bỏ hết biển số, cắt rời khung sườn và bán như sắt vụn
Tùy theo đặc thù của mỗi khu vực mà Đội CSGT quản lý mà các xe tạm giữ cũng khác nhau. Ví dụ những đội CSGT ngoại thành gần các chợ đầu mối thì xe chuyển về hầu như là xe mù và đã cũ nát, còn những đội ở trung tâm thì đa phần xe đẹp và mới hơn.
Trung tá Nguyễn Văn Thương, Đội trưởng Hậu cần kỹ thuật cho biết. Theo quy định, sau 7 ngày tạm giữ nhưng không có người đến liên hệ thì đơn vị sẽ làm các bước thủ trục để thanh lý xe theo quy định pháp luật.
Trong đợt ra quân hạn chế xe ba bánh, xe chở hàng cồng kềnh vừa qua tại TP.HCM, nhiều xe đã bị tạm giữ mà chủ phương tiện không đến nhận về vì đây là xe tự chế, không giấy tờ.
Không riêng gì các xe cũ nát, nhiều xe còn rất mới và đắt tiền cũng nằm trong diện chờ thanh lý bán sắt vụn vì chủ phương tiện không đến nhận về hoặc không có đầy đủ giấy tờ pháp lý để nhận lại xe.
[embedyt] http://www.youtube.com/watch?v=JriNQnaTllA[/embedyt]
Cuộc phỏng vấn trung tá Nguyễn Văn Thương
Trung tá Thương khẳng định, các xe vi phạm luật giao thông bị tạm giữ không xảy ra trường hợp tráo đổi phụ tùng. “Cho đến thời điểm này chúng tôi chưa nhận một phản ánh nào về việc xe tạm giữ bị tráo đổi phụ tùng. Tôi cũng chắc chắn là không có việc tráo đổi phụ tùng xảy ra tại các bãi giữ xe vi phạm của Phòng CSGT TP.HCM”, trung tá Thương nói.
Webike
Tổng hợp