Hiện nay, chưa có văn bản nào cấm việc người dân, kể cả người vi phạm giao thông quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ trên đường.
Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã ra Công văn 1042 quy định về việc quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, theo Cục kiểm tra văn bản vi phạm pháp luật của bộ Tư Pháp thì Công văn này có dấu hiệu sai trái và vượt quá thẩm quyền.
Theo báo cáo thì Cảnh sát giao thông có quyền truy hỏi, kiểm tra giấy tờ người quay phim, chỉ có những gì thuộc về bí mật nhà nước thì nhà báo hay người dân mới không được phép quay phim chụp ảnh. Và cũng không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các nhân viên cảnh sát giao thông đang làm việc chỉ có những gì thuộc về bí mật nhà nước thì nhà báo hay người dân mới không được phép quay phim chụp ảnh
Hiện nay, chưa có văn bản nào cấm việc người dân, kể cả người vi phạm giao thông quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ trên đường. Pháp luật không cấm. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà người dân hay người vi phạm giao thông lạm dụng việc đó để quay, chụp hình ảnh CSGT rồi phát tán lên mạng xã hội mang tính xuyên tạc hay bôi nhọ. Khi đó, chính người quay, chụp và phát tán hình ảnh đã vi phạm pháp luật.
Mặc dù vậy, người dân khi tham gia giao thông trên đường nếu phát hiện lực lượng CSGT làm nhiệm vụ không đúng quy trình thì vẫn có thể ghi hình, song phải chịu trách nhiệm về những hình ảnh đó. Có thể, sau khi quay, chụp được những hình ảnh vi phạm của cán bộ, chiến sĩ CSGT thì cần chuyển những hình ảnh đó đến cơ quan quản lý trực tiếp của cán bộ, chiến sỹ đó hoặc cơ quan có thẩm quyền để xác minh làm rõ việc có tiêu cực hay không, tuyệt đối không phát tán một cách tùy tiện.
Webike.vn
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội