X

Luật mới cho phép người vi phạm giao thông được “tạm giam” phương tiện tại nhà

Theo Nghị định 31/2020 người vi phạm giao thông được phép làm đơn bảo lãnh phương tiện vi phạm về nhà tự bảo quản. Luật mới này có hiệu lực từ tháng 5 và được áp dụng trên toàn quốc.

Nghị định này đã mở được nút thắt cho những chiếc xe đã phải nằm phơi nắng phơi sương ở các bãi tạm giam xe vi phạm. Tuy nhiên để muốn được tự bảo quản phương tiện vi phạm tại nhà thì chủ xe cần phải thực hiện được các yêu cầu như sau:

– Chủ xe có nơi đăng ký thường trú, tạm trú hoặc có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác và phải có nơi bảo quản phương tiện vi phạm

– Làm đơn bảo lãnh và đóng mức phí tạm ứng bảo lãnh phương tiện. Mức phí này phụ thuộc vào mức phạt tối đa của các lỗi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh này sẽ  được trả lại cho người vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Trong thời hạn không quá 02 ngày, đơn đề nghị sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp phức tạp thì sẽ quyết định trong thời hạn không quá 03 ngày.

– Người vi phạm phải đứng tên trên giấy tờ xe của phương tiện vi phạm.

– Trong quá trình ” tạm giam” phương tiện tại nhà thì người vi phạm không được phép sử dụng phương tiện đó, không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Những trường hợp vi phạm không được bảo lãnh phương tiện

– Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

– Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

– Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.

Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quy định mới trong Nghị định 31 đã đáp ứng được một số yêu cầu của người dân khi phải chứng kiến chiếc xe của mình nằm phơi nắng phơi mưa tại nơi giam giữ đồng thời giải quyết vấn đề quá tải tại các bãi giữ xe vi phạm.

Webike

Tổng hợp

Tags: