Helmet – Mũ bảo hiểm là phụ kiện an toàn quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng xe máy. Một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp cần đạt được 2 tiêu chuẩn sau: sử dụng và an toàn.
Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản giúp bạn chọn lựa một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp. Việc lựa chọn dựa trên 4 nội dung:
– Loại mũ bảo hiểm
– Kích thước
– Màu sắc
– Tiêu chuẩn an toàn.
Các nội dung này dựa trên sản phẩm, hình thể và tiêu chuẩn từ Nhật Bản. Do đó, đây là cách mà bạn chọn chiếc mũ bảo hiểm theo cách của người Nhật.
Loại Mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm có nhiều loại. Bài viết này tạm chia thành 6 loại cơ bản.
1- Full Face Helmet – Mũ trùm toàn bộ phần đầu
Đây là loại mũ bảo hiểm an toàn hàng đầu, bởi nó bảo vệ toàn bộ phần đầu của bạn.
Thiết kế khí động học của các loại mới giúp giảm sự tác động của không khí. Bạn sẽ đỡ mệt mỏi hơn khi sử dụng. Đồng thời thiết kế này cũng làm cho hình dáng mũ hiện đại, bắt mắt.
Tiếng ồn bên ngoài sẽ giảm đáng kể.
Mũ phù hợp để sử dụng trong đua xe thể thao, di chuyển quãng đường dài.
Khuyết điểm:
Góc quan sát nhỏ. Nên khi đi phố, bạn cần di chuyển phần cổ nhiều hơn.
Trọng lượng tương đối nặng.
Do mũ trùm kín, nên sẽ nóng khi sử dụng. Đặc biệt đối với điều kiện khí hậu khá nóng tại Việt Nam. Mặc dù các lớp đệm lót bằng vải thường là kiểu thoáng khí.
Khá cồng kềnh khi bạn mang theo.
Vì là loại trùm kín, nên bạn cần chọn lựa kỹ về kích thước. Mũ phải được vừa khít với phần đầu và mặt của bạn.
2- Modular Helmet – Mũ đa dụng
Là loại có thể chuyển đổi giữa loại Full Face và Jet Helmet. Sự chuyển đổi này, thực hiện nhờ phần bảo vệ cằm có thể di chuyển lên trên.
Với thiết kế này, bạn sẽ thoải mái hơn khi sử dụng so với Full Face. Bạn dễ dàng nói chuyện với người khác. Có thể ăn hoặc uống trong lúc đội mũ. Hoặc khi đi trong phố, kẹt xe, quá nóng, bạn có thể nâng phần cằm lên để thoải mái hơn.
Khuyết điểm:
Khả năng bảo vệ an toàn thấp hơn lại Full Face.
Trọng lượng tương đương và có thể cao hơn.
Với những bạn thích môn đua xe, một số trường đua nước ngoài không chấp nhận sử dụng loại mũ này trong sân.
3- Jet Helmet Sport – Mũ kiểu phi công
Tương tự như Full Face, nhưng đã bỏ bớt phần bảo vệ cằm
Góc quan sát rộng.
Bạn có thể sử dụng một chiếc kính mát khi đội mũ
Tất nhiên, bạn cũng có thể ăn, uống khi chiếc mũ vẫn đang ôm phần đầu của bạn.
Khuyết điểm:
Không bảo vệ được phần cằm của bạn.
Vẫn cồng kềnh khi mang theo.
Và hiển nhiên không được sử dụng trong các sân đua xe.
4- Jet Helmet Casual – Mũ bảo hiểm 3/4
Được thiết kế tỉ mĩ, mang phong cách riêng.
Có thể gắn thêm phần kính chắn phía trước, hoặc phần mũi che nắng bên trên.
Phần khung nhựa mỏng, gọn.
Ngoài ra, nó còn mang tính hoài cổ, phong cách cổ điển. Hiện đang là trào lưu tại Việt Nam.
Khuyết điểm:
Độ an toàn kém hơn rất nhiều so với 3 loại trên.
Phần kính chắn, mũi che có thể được bán rời, không kèm theo mũ.
5- Hafl Helmet – Mũ nữa đầu
Nhỏ gọn để mang theo. Và nhẹ, ít gây các ảnh hưởng đối với đốt sống cổ.
Đội vào và tháo mũ dễ dàng.
Có thể trang bị thêm phần kính đeo để chạy xe.
Một vài thiết kế còn có phần da / vải giả da để che phần tai và gáy. Là một thiết kế thời xe máy mới được phát minh. Sử dụng loại này còn mang tính chất sưu tầm.
Đối với điều kiện giao thông ở Việt Nam, loại mũ này rất được ưa chuộng.
Khuyết điểm:
Khả năng bảo vệ thấp nhất.
Phần đệm lót dễ bị bong tróc.
Theo tiêu chuẩn ở một số quốc gia, loại mũ nữa đầu chỉ được sử dụng với loại xe có công suất thấp, dung tích nhỏ hơn 125cc. Đặc biệt là ở Nhật.
6- Off-Road Helmet – Mũ bảo hiểm đua xe thể thao địa hình hiểm trở
Với phần che bên trên, công dụng để cản phần bùn của các xe trước văng vào mắt bạn.
Phần bảo vệ cằm được kéo dài hơn, dễ “thở”.
Mũ sử dụng kèm một kính “Goggle”.
Cấu tạo với chất liệu nhẹ hơn.
Khuyết điểm:
Kính “Goggle” bạn cần mua rời. Và thường giá cũng không “rẽ”.
Thiết kế có thể với độ chống va đập kém hơn loại Full Face. Và không thể sử dụng với loại xe tốc độ cao.
Mũ có thể sử dụng trên phố. Tuy nhiên rất cồng kềnh khi mang theo.
Cách kiểm tra kích thước phần đầu của bạn
Sẽ rất bất tiện và kém an toàn nếu mũ bảo hiểm bạn sử dụng quá rộng. Một chiếc mũ “chật” sẽ làm bạn mệt mỏi và có thể bị đau đầu.
Do đó, bạn cần một chiêc mũ vừa khít.
Cách lựa cỡ mũ phụ thuộc vào kích thước phần đầu. Và đối với các loại mũ xuất xứ từ Nhật Bản, bạn có thể sử dụng cách thức đo đơn giản như sau:
Bạn đánh dấu phần đầu như bốn điểm màu đỏ trên hình. Sử dụng một thước dây đo vòng qua các điểm, như vậy sẽ có được kích thước chu vi phần đầu.
Căn cứ vào kích thước đã đo, bạn có thể tham khảo các cỡ mũ từ các hãng. Kích thước được tính theo đơn vị cm.
Một số hãng cơ bản bạn có thể tham khảo:
Arai
XS | S | M | L | XL |
53-54 | 55-56 | 57-58 | 59-60 | 61-62 |
SHOEI
XS | S | M | L | XL | XXL |
53 | 55 | 57 | 59 | 61 | 63 |
OGK
XS | S | M | L | XL | XXL | FREE |
53-54 | 55-56 | 57-58 | 59-60 | 60-61 61-62 | 63-64 | 57-59 57-60 |
Màu sắc
Sau khi lựa chọn một chiếc mũ vừa vặn theo nhu cầu. Bạn cũng sẽ quan tâm đến màu sắc và thiết kế hoa văn trên phần vỏ mũ.
Bạn cần chú ý về màu sắc như sau:
Màu trơn – Solid
Loại chỉ có 01 màu toàn bộ phần vỏ mũ. Thông thường màu đen hoặc trắng sẽ làm bạn hài lòng.
Loại này cũng được chia ra loại màu bóng, hoặc màu nhám.
Đơn giản, phù hợp với màu xe. Đôi khi bạn có thể tự đính vài tấm logo nhỏ. Hoặc vẽ một chi tiết nào đó mà bạn thích.
Đồ họa – Graphic
Được thiết kế bắt mắt từ nhiều màu sắc. Các đường nét họa tiết đẹp. Mang lại cá tính và sự nổi bật.
Các bản sao – Replica
Các họa tiết trên mũ được thiết kế “rập khuôn” theo các mẫu được sử dụng trong các giải đua xe: MotoGP, WSBK. Hoặc theo thiết kế trở thành thương hiệu từ những “huyền thoại”, người nổi tiếng,…
Sử dụng loại màu sắc này là bạn thể hiện sự hâm mộ của bản thân.
Tiêu chuẩn an toàn
Trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn về độ an toàn, tùy thuộc vào các quốc gia, tổ chức khác nhau.
Phạm vi bài viết giới thiệu một số tiêu chuẩn an toàn uy tín đối với mũ bảo hiểm từ các tổ chức tại Nhật Bản.
SG
Với SG, sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn theo Hiệp hội Các sản phẩm tiêu dùng an toàn – Cosumer Product Safety Association – CPSA.
Đây là tiêu chuẩn “bắt buộc”. Tất cả các hãng sản xuất mũ bảo hiểm tại Nhật phải đăng ký tiêu chuẩn SG. Để được bán các sản phẩm tại Nhật.
Ngoài ra, có thể có một tem khác với tên PSC kế bên tem SG. Tem này xác nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn tại Điều Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng.
Nói cách khác, đó như một phê duyệt của chính phủ đồng ý cho phép kinh doanh sản phẩm mũ bảo hiểm tại Nhật.
JIS – Japanese Industrial Standards
Là tiêu chuẩn được cấp bởi Bộ Kinh tế – Thương mại và Công nghiệp.
Các tiêu chí kiểm tra sản phẩm trải rộng từ việc chống sốc đến khả năng xuyên thấu.
Từ năm 2016, có 02 tiêu chuẩn JIS là: Grace 1 và Grace 2. Grace 1 sử dụng đối với loại động cơ dung tích nhỏ hơn 125cc. Grace 2 dành cho mọi loại động cơ.
SNELL
Tiêu chuẩn này được tuyên bố bởi Snell Memorial Foundation.
Các tiêu chuẩn của SNELL được xem xét lại sau mỗi 5 năm.
SNELL tập trung vào phần chống va đập của mũ. Và bạn có thể an tâm với khả năng chống va đập của mũ đạt tiêu chuẩn SNELL.
Trên thực tế, SNELL được cập nhật để giữ sự phù hợp với sự phát triển của công nghệ xe máy sau mỗi 05 năm. Và các phương pháp kiểm tra độ chống va đập rất đặc trưng và nghiêm ngặt. Từ đó, tiêu chuẩn SNELL hoàn toàn đáng tin đối với độ an toàn của mũ bảo hiểm.
MFJ
Không giống những tiêu chuẩn nói trên, chứng nhận MFJ không phải là một chứng nhận chính thức.
MFJ được sử dụng trong các giải đua của MFJ. Và chứng nhận này có liên quan đến Hiệp hội mô-tô thế giới FIM – Federation International of Motorcycle.
MFJ được phân loại theo màu sắc: trắng, bạc hoặc vàng. Và xác định thể loại đua bạn được tham gia theo màu xác nhận. Có nghĩa là, bạn phải có xác nhận MFJ mới được tham gia các cuộc đua chính thức của MFJ, và phân hạng loại đua phụ thuộc vào màu tem xác nhận.
Ngoài ra bạn có thể dựa vào một số tiêu chuẩn uy tín như D.O.T của Mỹ. Hoặc một số chương trình nghiên cứu, đánh giá độ an toàn của mũ uy tín khác.
Với những nội dung trên, giúp bạn có thể lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp theo cách và tiêu chuẩn Nhật Bản.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm mũ chất lượng Nhật Bản tại webike.vn: https://shop.webike.vn/en/bm/top/helmets/3001/
Tags: fullfacehelmetmũ bảo hiểmnón bảo hiểm